Diễn đàn dịch thuật VIỆT-LÀO / LÀO-VIỆT
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Tin tức trong ngày
RSS feeds


Yahoo! 



Tình hình thời sự nổi bật tại Lào (tháng 1-2/2014)

Go down

Tình hình thời sự nổi bật tại Lào (tháng 1-2/2014) Empty Tình hình thời sự nổi bật tại Lào (tháng 1-2/2014)

Bài gửi by Đoàn Minh Mon Mar 10, 2014 4:56 pm

1. Đầu tư vào Khu Kinh tế đặc biệt đạt 1 tỷ USD

Theo Thứ trưởng, Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Khu Kinh tế đặc biệt, bà Boutha Khattiya phát biểu tại một cuộc họp ở Viêng Chăn, hơn 100 công ty đã đầu tư vào 10 Khu Kinh tế đặc biệt (SEZ) với giá trị hơn 1 tỷ USD, tạo ra khoảng 8.000 việc làm.

Bà Boutha nói việc phát triển và quản lý SEZ là một nhiệm vụ mới, do vậy các lĩnh vực liên quan cần trao đổi kinh nghiệm thường xuyên để đảm bảo việc phát triển SEZ căn cứ vào Chiến lược phát triển quốc gia từ nay đến 2020. Theo một báo cáo tại cuộc họp, cần hơn 4 tỷ USD để xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu để thu hút đầu tư vào SEZ. Thực tế, các nhà phát triển vẫn chưa xây dựng cơ sở hạ tầng trong khu vực của họ do thiếu vốn và gặp khó khăn trong việc đền bù người dân bị ảnh hưởng bởi dự án. Thiếu cơ sở hạ tầng dẫn đến việc khó thu hút các nhà đầu tư khác vào SEZ như kế hoạch dự kiến. Một thách thức nữa là việc cung cấp đủ lao động có tay nghề cho SEZ. Hiện nay, Lào có 10 SEZ chiếm hơn 13.500 ha đất, gồm khu đầm Thạt Luổng ở Viêng Chăn, khu Savan – Seno ở Savanakhet, khu Tam giác vàng ở Bò Kẹo, Khu Boten Dankham ở Luông Nậm Thà, khu sân Golf Long Thành ở Viêng Chăn và khu Phoukhieu ở Kham Muồn…Đã có vài công ty nước ngoài vào làm ăn tại khu Savan – Seno. Tại khu Boten Dankham, các nhà phát triển Trung Quốc đã đầu tư 130 tr. USD để xây dựng cơ sở hạ tầng gồm điện, cấp thoát nước, đường, kho hàng, thông tin liên lạc. Khu Tam giác vàng và một vài khu khác cũng đang có tiến bộ. (Vientiane Times 11/2/2014)

2. Chính phủ Lào sẽ xây dựng hơn 80 đập thuỷ điện

Trong Kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm lần thứ 7, đến năm 2015 Chính phủ Lào sẽ xây dựng 10 đập thuỷ điện quy mô lớn với khả năng sản xuất được trên 5.000 MW và một số đập với quy mô vừa và nhỏ khác, phấn đấu hoàn thành xây dựng 08 đập thuỷ điện có khả năng sản xuất được trên 2.860 MW. Đến nay, Chính phủ Lào vẫn chưa công bố sẽ thực hiện được theo kế hoạch đó hay không, tuy nhiên báo chí đưa tin Lào đã có 23 đập thuỷ điện đi vào sản xuất, 10 đập thuỷ điện đang được xây dựng và khoảng hơn 20 dự án thuỷ điện đang trong giai đoạn nghiên cứu, khảo sát.

Chính phủ Lào cho biết, trong tương lai sẽ xây dựng hơn 80 đập thuỷ điện nhằm phục vụ trong nước và bán cho các nước bạn, chủ yếu là Thái Lan và Việt Nam. Trong khi đó, hiên nay điện của Việt Nam sản xuất được đã vượt quá nhu cầu sử dụng trong nước (năm 2013 sản xuất được 23.000 MW, trong khi nhu cầu tối đa chỉ cần 20.000 MW). Nhìn nhận chung chỉ có Thái Lan có nhu cầu lớn mua điện của Lào. Hiện nay, Thái Lan vẫn chưa có khả năng sản xuất đảm bảo nhu cầu sử dụng điện cho mình, do vậy Thái Lan đã ký hợp đồng mua 7.000 MW điện từ Lào và khả năng muốn mua nhiều điện từ Lào hơn nữa.

Tại Việt Nam, Chính phủ Việt Nam cho biết sẽ sản xuất và đảm bảo đủ điện nhằm phục vụ phát triển đất nước trong 10-20 năm tiếp theo và trong năm 2014 sẽ xây dựng 02 nhà máy điện hạt nhân và xây dựng nhiều nhà máy khác trong tương lai mặc dù lúc này Việt Nam đã bỏ 300 dự án xây dựng thuỷ điện lớn nhỏ tại miền trung và miền nam của Việt Nam do gây ảnh hưởng nghiêm trọng môi trường và cuộc sống người dân, không như tại Lào không mấy đề cập đến những tác động trên. Việt Nam đã tìm hướng ra cho mình thông qua việc nhà nước và tư nhân chuyển đầu tư sang xây dựng các dự án thuỷ điện tại Lào, điển hình như tại Nam Lào. Công ty tư nhân của Việt Nam cùng với doanh nghiệp điện lực của Lào sản xuất điện và bán cho Việt Nam, đồng thời cùng với công ty Thái Lan, Hàn quốc và Nhật Bản và các nước khác xây dựng nhiều đập thuỷ điện tại tỉnh Xekong và At-ta-pư, có tin cho hay họ đang đốn gỗ khu vực mặt đập, không quan tâm đến tác động xấu đối với môi trường và cuộc sống người dân, chỉ riêng tại đập thuỷ điện Xê-ka-mản hiện nay đang chặt 14.000 hecta gỗ.

Việc Chính phủ Lào phát triển các đập thuỷ điện với ước mơ biến Lào thành bình ắc quy của khu vực để bán điện cho các nước láng giềng, nếu các nước này sản xuất điện và đảm bảo được nhu cầu sử dụng điện cho mình, và không nhập điện thì Lào sẽ bán điện được bao nhiêu? (Bản tin nghiên cứu nội bộ Lào - 11/2/2014)

3. Sản lượng Đồng đứng đầu đầu tư khai thác mỏ tại Lào

Đồng đã trở thành sản phẩm mỏ phổ biến nhất được khai thác ở Lào kể từ khi chính phủ mở cửa thu hút thúc đẩy đầu tư nước ngoài trong ngành công nghiệp khai thác khoáng sản kể từ năm 2000. Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, Chính phủ đã phê duyệt 470 dự án khai thác khoáng sản với tổng vốn đầu tư vào khoảng 5,9 tỷ USD. Trong đó 40% các dự án đầu tư liên quan đến khai thác đồng, và đồng sẽ vẫn là mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Lào trong những năm tới. Tổng diện tích mà chính phủ đã phê duyệt từ năm 2000 để thăm dò và khai thác đồng là 14.463 km vuông.

Sản phẩm đầu tư khai thác mỏ lớn thứ hai là quặng sắt, chiếm khoảng 14% tổng khai thác mỏ, Chính phủ phê duyệt 29 dự án khai thác quặng sắt với diện tích khoảng 3.428 km vuông. Đứng thứ ba là khai thác vàng, chiếm khoảng 9,5% dự án khai thác mỏ, Chính phủ phê duyệt 24 dự án khai thác mỏ vàng với diện tích 4.394 km vuông. Thứ tư là than, chiếm 8,8% tổng số đầu tư khai thác mỏ, có 18 dự án khai thác than tại Lào, với tổng diện tích 2.782 km vuông. Có hai mỏ đồng và vàng kết hợp tại Lào, là dự án khai thác mỏ Phu Bia tại Xaysomboun, hiện nay đã chính thức là một tỉnh mới, và  dự án khai thác mỏ Sepon tại Savannakhet . Các chuyên gia hy vọng rằng giá trị xuất khẩu khoáng sản Lào sẽ đạt 15,278 tỷ kip ( 1,9 tỷ USD) trong năm tài chính này. (Vientiane Times – 27/1/2014)

4. Lao động bất hợp pháp được cấp giấy phép tạm thời

Gần 1.074 lao động nước ngoài không có giấy phép tại Viêng Chăn đã được cấp giấy phép lao động tạm thời trong vòng 2 tháng để có thời gian làm các thủ tục tiếp theo nhằm có được cấp giấy phép lao động hợp pháp. Ông Naenthong Leumaisone, Phó Giám đốc Sở Lao động và Phúc lợi Viêng Chăn cho biết số tiền thu được từ việc cấp giấy phép tạm thời này là 225 triệu Kíp. Sở đang tiến hành theo dõi số người được cấp giấy phép này để đảm bảo những người này tiếp tục làm các thủ tục theo yêu cầu để nhận được giấy phép hợp pháp.

Hiện có khoảng 7.500 lao động nước ngoài làm việc hợp pháp và bất hợp pháp tại Viêng Chăn, phần lớn đến từ Trung Quốc và Việt Nam. Trong tổng số lao động kể trên sẽ có khoảng 3.000 lao động phải về nước do không thể hoàn thành các thủ tục giấy tờ theo yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền của Lào. Ông Naeuthong cho biết cơ chế để gửi các lao động bất hợp pháp này về nước vẫn chưa có do thiếu các quy định liên quan. Việc trả lao động về nước phải được quản lý bởi Chính phủ hoặc các cơ quan trung ương, Sở LĐPL đang chờ hướng dẫn từ Chính phủ. (Vientiane Times – 10/1/2014)

5. Lào đóng góp tích cực cho ASEAN và chuẩn bị làm Chủ tịch ASEAN năm 2016

Ngày 13/1/2014, Bộ Ngoại giao Lào đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác  ASEAN do Đ/c A-lun-kẹo Kiết-tị-khun, Thứ trưởng NG Lào, Trưởng SOM ASEAN của Lào chủ trì; tham dự có hơn 100 đại biểu đầu mối ASEAN của các Bộ, ngành, cơ quan xung quanh trung ương, đại diện Phòng Thương mại và Công nghiệp, Hội doanh nghiệp Lào. Hội nghị đã tổng kết và đánh giá những thành tựu, tồn tại và thách thức trong việc tổ chức thực hiện các hoạt động và biện pháp trong một năm vừa qua với 03 trụ cột về xây dựng Cộng đồng chính trị-an ninh ASEAN, Cộng đồng kinh tế ASEAN và Cộng đồng Văn hoá-Xã hội ASEAN.  Hội nghị còn thông tin về tình hình quốc tế và khu vực nổi bật hiện nay; trao đổi và rút kinh nghiệm nhằm củng cố cơ chế phối hợp và chuẩn bị các mặt về con người, cơ sở pháp lý, cơ sở hạ tầng, hàng hoá và các vấn đề liên quan khác để chuẩn bị gia nhập Cộng đồng ASEAN, đặc biệt là Cộng đồng kinh tế ASEAN và chuẩn bị cho Lào làm Chủ tịch ASEAN vào năm 2016.

Trong năm qua, Lào đã đóng góp tích cực trong việc thực hiện nghĩa vụ của mình với trách nhiệm cao, điển hình là chủ trì tổ chức các Hội nghị quốc tế lớn như: Hội nghị Bộ trưởng ASEAN về phòng chống ma tuý lần thứ 9, Hội nghị cấp cao tư lệnh không quân lần thứ 10, Hội nghị quan chức cấp cao ASEAN về luật pháp lần thứ 15, Hội nghị phòng chống tham nhũng khu vực ĐNÁ lần thứ 9, Hội nghị Bộ trưởng Giao thông ASEAN lần thứ 19, Hội nghị Bộ trưởng Lâm nghiệp ASEAN lần thứ 35, Hội nghị Bộ trưởng du lịch ASEAN lần thứ 12, Hội nghị Bộ trưởng Thể thao ASEAN lần thứ 2. (PathetLao, Kinh tế-xã hội Lào - 14/1/2014)

6. Tiến độ xây dựng Dự án Thuỷ điện Xay-nha-bu-ly

Ngày 16/1/2014, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Lào Nu-lin Xỉn-băn-đít và Thứ trưởng Năng lượng-Mỏ Lào Vị-la-phôn Vị-la-vông cùng các cán bộ chuyên môn đã đi thị sát Dự án thuỷ điện Xayabuly. Đến nay, dự án xây dựng thuỷ điện này đã đạt 21% tiến độ, dự kiến sẽ hoàn thành 100% vào năm 2019.

Dự án được chia làm 04 giai đoạn: giai đoạn trước xây dựng gồm khảo sát, thiết kế, công tác lập hợp đồng đối với hợp đồng tô nhượng, hợp đồng mua bán điện, hợp đồng vay vốn, hợp đồng mướn thầu xây dựng, hợp đồng thu xếp xã hội và môi trường, thời gian 5 năm (2007-2012); giai đoạn xây dựng đập chắn nước, lắp đặt thiết bị sản xuất điện và chạy thử nghiệm, thời gian 8 năm (2012-2019); giai đoạn chạy máy theo Hợp đồng, thời gian 29 năm (2019-2048); giai đoạn chuyển giao cho Chính phủ Lào tính từ năm 2049 trở đi. (Pasaxon - 21/1/2014)

7. Trung Quốc - Lào hợp tác về ngân hàng.

Ngân hàng Ngoại thương Lào (BCEL) và Ngân hàng Fudian của TQ sẽ tổ chức lễ khai trương liên doanh giữa hai ngân hàng vào ngày 15/1/2014 tại Viêng Chăn. Liên doanh mang tên Laos - Sino Bank sẽ đi vào hoạt động chính thức sau khi có giấy phép của Ngân hàng TW Lào.

Chinese Fudian Bank là ngân hàng nhà nước đầu tiên có Trụ sở tại Thành phố Côn Minh, Trung Quốc mở liên doanh ở nước ngoài. BCEL và Fudian Bank ký MOU về việc lập liên doanh từ năm 2009. Theo MOU, Fudian Bank nắm giữa 51% cổ phần, BCEL nắm 49% trong tổng số vốn đăng ký của liên doanh là 300 tỷ Kíp.

Việc thành lập liên doanh phù hợp với chính sách của Chính phủ Lào khuyến khích lập các ngân hàng thương mại nhằm thúc đẩy kinh doanh, thương mại và đầu tư. Hiện có trên 30 ngân hàng thương mại hoạt động tại Lào. TQ là một trong 3 nước có đầu tư lớn nhất tại Lào, chủ yếu trên các lĩnh vực khai khoáng, thuỷ điện, nông nghiệp. Năm 2012, kim ngạch thương mại Lào-Trung tăng 32,8% (so với năm 2011) đạt 1,7 tỷ USD. (Vientiane Times - 15/1/2014)

8. Công ty viễn thông Lào (LTC) tăng trưởng mạnh trong năm 2013

Nhà điều hành vệ tinh Thaicom của Thái Lan, một phần của nhóm cổ đông của LTC đã có báo cáo thống kê hiệu suất sử dụng điện thoại di động và cố định của công ty con tại Lào vào năm 2013, Công ty Viễn thông Lào (LTC) đã có tổng số thuê bao điện thoại (chủ yếu là điện thoại di động) của 1.487.256 vào cuối tháng 12/2013 , tăng 11,4% từ 1.335.598 vào cuối năm 2012. Thaicom cho biết phần lợi tức mà công ty thu được từ đối tác Lào cho mảng dịch vụ điện thoại và internet là  837 triệu Bath (USD25.8 triệu USD) trong năm 2013, tăng 14,8 % so với cùng kỳ năm trước . Tăng trưởng được thúc đẩy bởi sự gia tăng doanh thu từ mạng dịch vụ điện thoại di động thuê bao trả trước và sau, cũng như khối lượng ngày càng tăng của dịch vụ thuê bao Internet 3G. Báo cáo cho biết LTC đã cải thiện đáng kể hệ thống điện thoại di động 3G để cho phép sử dụng dữ liệu cao hơn và cũng giới thiệu dịch vụ 4G LTE tại thủ đô Viêng Chăn. (The Nation – 18/2/2014)
Đoàn Minh
Đoàn Minh
Trưởng phòng bảo vệ
Trưởng phòng bảo vệ

Tổng số bài gửi : 177
Join date : 16/11/2013

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết