Diễn đàn dịch thuật VIỆT-LÀO / LÀO-VIỆT
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Tin tức trong ngày
RSS feeds


Yahoo! 



Hợp tác Việt Lào (Tháng 8/2014)

Go down

Hợp tác Việt Lào (Tháng 8/2014) Empty Hợp tác Việt Lào (Tháng 8/2014)

Bài gửi by Đoàn Minh Fri Feb 27, 2015 12:38 am

1/ Các sản phẩm Việt Nam đang củng cố vị thế trên thị trường Lào

           Các sản phẩm của Việt Nam dường như đang ngày càng phổ biến trên thị trường Lào khi kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam đạt 457,9 triệu USD, tăng 8,7% so với năm trước.
           Hai Bộ Công thương của Lào và Việt Nam đã cùng nhau đặt mục tiêu thương mại song phương 2 tỷ USD vào năm 2015 và khoảng 5 tỷ USD vào năm 2020.
           Các hoạt động xúc tiến thương mại, triển lãm và hội chợ thương mại hàng năm đã giúp hai nước tiến gần đến mục tiêu, kim ngạch thương mại hai chiều đạt hơn 1 tỷ USD năm 2013.
           Theo Thứ trưởng Bộ Công thương, ông Siewsavath Savengseuksa, trong nửa đầu năm 2014, tổng kim ngạch thương mại của hai nước đã đạt trên 766 triệu USD, tăng 51% so với cùng kỳ năm 2013.
           Trả lời báo chí trong nước, Thứ trưởng Bộ Công thương cho biết mặc dầu chịu tác động tiêu cực của suy thoái kinh tế toàn cầu và khu vực, quan hệ thương mại giữa Lào và Việt Nam trong những năm qua đã phát triển khá tích cực, trao đổi thương mại giữa hai nước tăng trưởng mạnh trong năm 2012 và 2013.
           Trong năm 2013 các nhà đầu tư Việt Nam đã đầu tư tổng số 412 dự án, trị giá hơn 5 tỷ USD, quốc gia xếp thứ ba trong đầu tư nước ngoài ở Lào.
           Hiện có 750 doanh nghiệp Việt Nam đang hoạt động tại Lào, Tham tán Thương mại, Đại sứ quán Việt Nam tại Lào, ông Trần Bảo Giám cho biết trong một hội nghị thương mại gần đây của Hiệp hội các nhà doanh nghiệp nữ của Việt Nam và Lào.
           Ông nói, kim tổng kim ngạch thương mại của hai nước trong 2012-2013 tiếp tục tăng khá so với các nước khác có quan hệ thương mại với Lào.
           Giá trị xuất nhập khẩu đã tăng 17.1% năm 2012, trong năm 2013, tổng kim ngạch thương mại giữa hai nước đạt 1,126 tỷ USD, tăng 30% so với năm 2012.
           Trong đó, kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam đạt 457,9 triệu USD năm ngoái, tăng 8,7%.
           Hàng hóa nhập khẩu chính bao gồm xăng dầu (41,6 triệu USD), tăng 27,6%; sắt thép (31 triệu USD), giảm 30,5%; xe cộ và phụ tùng (15,3 triệu USD), tăng 36,6%.
           Theo ông Trần Bảo Giám, trong 4 tháng đầu năm 2014, kim ngạch xuất khẩu từ Lào đạt trên 337,2 triệu USD, tăng 75,4% so cùng kỳ năm ngoái. Hàng hóa xuất khẩu chủ yếu là các sản phẩm gỗ và nội thất (262,6 triệu USD), tăng 113%.
           Theo bà Mai Thị Thủy, Chủ tịch Hiệp hội Các doanh nghiệp nữ Nhỏ và Vừa Hà Nội, các loại sản phẩm sản xuất ở Việt Nam đang trở nên phổ biến trên thị trường Lào, nhu cầu thị trường ngày càng cao.
           Bà Thủy tin rằng sự giao lưu của các doanh nhân Lào và Việt Nam sẽ giúp thúc đẩy kim ngạch thương mại lớn hơn, đặc biệt là trong các lĩnh vực chế biến hàng thủ công, lương thực-thực phẩm, mỹ phẩm, quần áo, máy móc và vật liệu xây dựng.  (Vientiane Times, 14/8/2014)

2/ Kim ngạch thương mại Việt - Lào  7 tháng 2014

Kim ngạch thương mại Việt Nam – Lào 7 tháng đầu năm 2014 đạt 810 triệu USD tăng 44%  so với cùng kỳ năm 2013 (561 triệu USD).
Trong đó, xuất khẩu Việt Nam sang Lào đạt 257 triệu USD giảm 7% so với cùng kỳ (276 triệu USD). Các mặt hàng xuất khẩu chính là xăng dầu các loại đạt 48 triệu USD giảm 19%, tiếp đến là sắt thép các loại 52 triệu USD giảm 27%, phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 27 triệu USD tăng 29% so với cùng kỳ năm 2013.
Nhập khẩu đạt 553 triệu USD tăng 94% so với cùng kỳ (285 triệu USD). Các mặt hàng nhập khẩu đáng chú ý là gỗ và sản phẩm từ gỗ đạt 436 triệu USD tăng 146% so với cùng kỳ, chiếm gần 80% tổng lượng nhập khẩu từ thị trường Lào.
Kim ngạch thương mại hai nước tính đến hết tháng 7/2014, Việt Nam nhập siêu tăng mạnh 296 triệu USD từ thị trường Lào (cùng kỳ năm 2013: 8 triệu USD). Nguyên nhân chính: (1) nhập khẩu từ Lào tăng cao do Chỉnh phủ Lào đẩy mạnh xuất khẩu gỗ để tăng thu ngân sách (chiếm gần 80% tổng lượng xuất khẩu hàng hóa sang Việt Nam tính đến hết tháng 7). Vừa qua, Lào đã cho xuất khẩu gỗ thí điểm đi đôi với các giải pháp thu ngân sách tại hai tỉnh Savannakhet và Salavan và đang tổ chức rút kinh nghiệm để chống thất thu ngân sách trong xuất khẩu gỗ; (2) một trong những nguyên nhân xuất khẩu vào Lào giảm là do việc quản lý xe vận chuyển quá tải, doanh nghiệp chưa thích ứng kịp với giá cước mới cao hơn nhiều so với giá cũ, nhất là đối với mặt hàng sắt thép các loại là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Lào liên tục giảm đáng kể. Mặt khác, Chính phủ Lào thực hiện các biện pháp nhằm tăng thu cho ngân sách, tiết kiệm chi tiêu, dừng thực hiện một số các dự án đầu tư công… làm nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng về vật liệu xây dựng, sắt thép… giảm đáng kể.
Ước cả năm 2014, kim ngạch thương mại Việt – Lào đạt 1,4 tỷ USD (Tin từ ĐSQ VN tại Lào)

3/ Lào, Việt Nam tăng cường tình hữu nghị và quan hệ hợp tác

           Lào và Việt Nam đã gặp nhau để thảo luận việc tăng cường tình hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa hai nước thời gian tới.
           Trong chuyến thăm Việt Nam ba ngày từ 18-21/8/2014, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Choummaly Saysone và các quan chức cấp cao khác đã thảo luận về mối quan hệ đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai nước trong tương lai.
           Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban chấp hành trung ương ĐCS Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, Ông Chounmmaly cùng phu nhân và các thành viên phái đoàn đã đến thăm Việt Nam.
           Chủ tịch nước và phái đoàn đã được TBT Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang nhiệt liệt đón tiếp.
           Hai bên đã thông báo cho nhau về các vấn đề nổi bật của đảng và đất nước mỗi bên và đánh giá các kết quả hợp tác trước khi thảo luận về mối quan hệ đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai nước trong tương lai.
           Ông Choummaly đã cám ơn TBT Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Trương Tấn Sang cũng như nhân dân TP. Hồ Chí Minh và tỉnh Lâm Đồng đã dành cho ông sự đón tiếp trọng thị trong chuyến thăm Việt Nam.
           Ông tin rằng dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân Việt Nam sẽ tiếp tục thực hiện thành công các mục tiêu Đại hội XI.
           Ông Choummaly cũng đánh giá cao mối quan hệ và đoàn kết đặc biệt giữa Lào và Việt Nam, mong muốn tiếp tục mở rộng để phát huy tối đa tiềm năng hợp tác giữa hai nước.
           Tổng Bí thư BCH Trung ương ĐCS Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng tin rằng dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nhân dân Lào sẽ vượt qua mọi khó khăn, thực hiện thắng lợi các mục tiêu do Đại hội IX Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đề ra và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm lần thứ  7, tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng. (Vientian Times, 22/8/2014)

4/ Kiểm tra một số dự án do doanh nghiệp Việt Nam đầu tư tại Lào

Thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh và nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư của nhà đầu tư Việt Nam tại Lào và Cămpuchia (Chỉ thị số 26/CT-TTg, ngày 23 tháng 12 năm 2013) và ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng, Chủ tịch Phân ban Hợp tác Việt Nam – Lào Nguyễn Xuân Phúc, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các cơ quan liên quan của Việt Nam tổ chức 02 Đoàn kiểm tra một số dự án đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam tại Lào. Đợt 1 từ 21/7/2014 đến 27/7/2014 tại Trung và Nam Lào; Đợt 2 từ 2/8/2014 đến 7/8/2014 tại Bắc Lào.
Về cơ bản, các dự án đang khẩn trương triển khai công việc theo kế hoạch, tuy nhiên, tiến độ thực hiện vẫn chậm do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan.
Một số dự án lớn, quan trọng như dự án muối mỏ kali của Tập đoàn hóa chất Việt Nam; dự án thủy điện Xekhaman 1 và 3, với sự hỗ trợ của Chính phủ đã tiếp cận được với nguồn vốn. Dự án muối mỏ kali đang triển khai một số gói thầu phụ. Các gói thầu còn lại đang trong quá trình đấu thầu, trong đó gói thầu chính – EPC có giá trị trên 300 triệu USD, dự kiến ký hợp đồng Quý III năm 2014 và khởi công xây dựng nhà máy cuối Quý IV năm 2014. Dự án Xekhaman 1 đang triển khai đúng kế hoạch. Tháng 6/2014 đã hoàn thành mục tiêu chống lũ; dự kiến 2015 sẽ ngăn sông, tích nước và 2016 sẽ phát điện. Tuy nhiên, hai bên vẫn chưa thống nhất được phương án đấu nối, truyền tải, đặc biệt là phần từ nhà máy tới biên giới Việt – Lào. Dự án Xekhaman 3 đang gấp rút sửa chữa sự cố, dự kiến tháng 9 sẽ phát điện 01 tổ máy; Quý IV năm 2014 sẽ phát điện toàn bộ nhà máy.
           Đoàn đã có buổi làm việc với Cục Xúc tiến đầu tư – Bộ Kế hoạch và Đầu tư của Lào. Hai bên đã điểm lại những việc đã làm theo kế hoạch thỏa thuận, những việc cần làm trong thời gian tới, theo đó, tiếp tục rà soát Danh mục dự án; hỗ trợ và thúc đẩy tiến độ thực hiện các dự án đầu tư; có giải pháp tăng cường quản lý việc cấp phép đầu tư,…
           Đại sứ Nguyễn Mạnh Hùng đã có buổi làm việc với Đoàn công tác, nghe báo cáo và có ý kiến chỉ đạo. Đại sứ nhấn mạnh cần có giải pháp để thúc đẩy giải ngân, tăng vốn thực hiện; tạo cơ chế chính sách thuận lợi để doanh nghiệp tiếp cận vốn; lưu ý một số dự án xây dựng trụ sở, khách sạn tại thủ đô Viêng Chăn chưa làm, chậm tiến độ, đề nghị khẩn trương thực hiện. (Tin từ ĐSQ VN tại Lào)

5/ Việt Nam giúp Lào xây dựng Trung tâm Chỉnh hình và phục hồi chức năng cho thương binh và người tàn tật

Ngày 28/8, tại Bản Cơn, huyện Thulakhom, tỉnh Vientiane đã diễn ra lễ khởi công xây dựng Trung tâm Chỉnh hình và phục hồi chức năng cho thương binh và người tàn tật. Dự án được xây dựng bằng nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Việt Nam dành cho Chính phủ Lào với tổng mức đầu tư trên 48 tỷ đồng Việt Nam, với quy mô đảm bảo đủ điều kiện để sản xuất, lắp ráp dụng cụ chỉnh hình, phục hồi chức năng và có 40 giường nghỉ cho các thương binh và người tàn tật đến đo khám lắp ráp dụng cụ chỉnh hình, phục hồi chức năng. Dự kiến, dự án sẽ hoàn thành trong vòng 9 tháng.
Phát biểu tại lễ khởi công, bà Baykham Khattiya, Thứ trưởng Bộ Lao động và Phúc lợi Xã hội Lào bày tỏ lòng biết ơn đối với Đảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam đã hỗ trợ Lào xây dựng Trung tâm chỉnh hình và phục hồi chức năng, giúp thương binh và người tàn tật có điều kiện phục hồi sức khoẻ, hòa nhập với cộng đồng, góp phần vun đắp quan hệ đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa Lào - Việt Nam ngày càng bền vững. (Tin từ ĐSQ VN)

6/ Tập đoàn cao su Việt Nam sẽ giải quyết các vấn đề do cộng đồng bị di dời yêu cầu

Theo Báo Thanh niên, Tập đoàn cao su do nhà nước sở hữu của Việt Nam (VRG) sẽ trực tiếp giải quyết tất cả các vấn đề do dân bản bị ảnh hưởng bởi việc trồng cây cao su ở Lào và Campuchia.
Báo cáo của cơ quan báo chí thuộc Hội liên hiệp thanh niên Việt Nam đưa ra liên quan đến việc Tổ chức Nhân chứng toàn cầu (Global Witness - GW) yêu cầu VRG cải thiện việc giao tiếp với cộng đồng bị ảnh hưởng bởi việc trồng cao su của tập đoàn tại hai nước.
GW là một tổ chức phi chính phủ của Anh chuyên điều tra các khía cạnh tài chính của tham nhũng và khai thác tài nguyên.
Các cộng đồng bị ảnh hưởng bởi việc trồng cao su giờ đây có thể đưa yêu cầu hay yêu sách  chính thức của mình trực tiếp cho tập đoàn.
Trước đây không có hệ thống cho phép người dân có thể giao tiếp với công ty, GW cho biết.
Động thái của VRG có được là do sau khi GW công bố báo cáo “Nhân chứng toàn cầu 2013: Các ông trùm cao su” khẳng định rằng VGR và các công ty cao su lớn khác của Việt Nam như Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) thỏa thuận với các chính phủ Lào và Campuchia để có được những vùng đất rộng lớn mà không đền bù hay được sự đồng ý của người dân sống trên đó.
Phó Tổng giám đốc Tập đoàn, ông Lê Minh Châu trả lời phỏng vấn Báo Đất Việt trực tuyến rằng Tập đoàn đã tiến hành các bước để đổi mới các hoạt động kinh doanh của mình ở Lào và Campuchia nhưng điều đó không có nghĩa là thừa nhận tất cả những điều GW nêu ra là đúng.
VRC là một một chủ đầu tư trồng cao su lớn cả ở Lào và campuchia. Theo số liệu cuat Tập đoàn, diện tích đất được nhượng quyền sử dụng ở Campuchia chiếm gần 150,000 ha, gần bằng cả London hay Manila. Ở Lào Tập đoàn kiểm soát khoảng 19,000 ha.
Sau khi báo cáo về Các ông trùm Cao su của GW được công bố, VRG và các chi nhánh của Tập đoàn đã tiến hành chương trình thí điểm tham vấn cộng đồng để đền bù đất trồng trọt và hoa màu cho các cá nhân bị di dời.
VRG cho biết hiện nay họ đã tiến hành các chương trình thí điểm ở tất cả 21 điểm tập trung trồng cao su của họ ở Campuchia và Lào.
Theo GW, VRG cam kết sẽ giải quyết trực tiếp tất cả các vấn đề được nêu lên thông qua yêu cầu/yêu sách của công dân trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận.
Các cá nhân và cộng đồng hoặc các nhóm đại diện có thể gửi yêu cầu của họ trực tiếp hoặc qua bưu điện cho văn phòng chi nhánh của VRG hoặc trụ sở cuẩ VRG tại Phnom Penh và Viêng Chăn.
GW cho biết rằng tổ chức này sẽ làm việc với các tổ chức địa phương để giám sát và đánh giá hệ thống mà VRG đưa ra trong hai năm tới. (Vientiane Times, 27/8/2014)

7/ Kon Tum và Sê Kông tăng cường hợp tác

Ngày 06/8, tại tỉnh Kon Tum, đại diện tỉnh Sê Kông và Kon Tum đã ký biên bản ghi nhớ thúc đẩy trao đổi đoàn các cấp và đề xuất các lĩnh vực hợp tác mới như chia sẻ kinh nghiệm xây dựng Đảng, phát triển nông thôn mới, xóa đói giảm nghèo tại các khu vực biên giới. Trong lĩnh vực thương mại, hai bên khuyến khích cộng đồng doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội trong lĩnh vực du lịch, nông nghiệp và khai mỏ thông qua triển lãm. Hai tỉnh có kế hoạch nâng cấp cửa khẩu Dak Blo – Dak Ba thành cửa khẩu chính và đề nghị Chính phủ Việt Nam tiếp tục hỗ trợ phát triển cán bộ tại xã Dak Bar, huyện Dak Chung của Lào. Nhằm đảm bảo an ninh biên giới, công an, biên phòng và lực lượng vũ trang sẽ thường xuyên gặp gỡ trao đổi, nâng cấp và tăng số mốc biên giới. Kon Tum và Sê Kông đã ký bản ghi nhớ năm 2010 và 2012. Văn bản năm 2010 đề cập đến hỗ trợ đào tạo chuyên môn và phòng chống tội phạm và văn bản năm 2012 về tìm kiếm và hồi hương hài cốt chuyên gia và chiến sĩ tình nguyện Việt Nam hy sinh tại Lào. Sê Kông cũng đóng vai trò kết nối Kon Tum với tuyến hành lang kinh tế giữa miền trung Việt Nam và Đông Bắc Thái Lan qua cửa khẩu Bờ Y. (KPLNews – 11/8/2014)

8/ Viêng Chăn – Bà Rịa – Vũng Vàu hợp tác phát triển du lịch

Ngày 7/8, Bà Vanpheng Keonaphone, Giám đốc Sở Thông tin, Văn hóa và Du lịch thủ đô Viêng Chăn và ông Hồ Văn Lợi, Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã ký kết Biên bản ghi nhớ về xây dựng kế hoạch phát triển du lịch và kêu gọi nguồn lực trong xã hội để khuyến khích phát triển du lịch. Với biên bản này, hai bên sẽ tăng cường hợp tác song phương và trao đổi thông tin về quy hoạch, kế hoạch ngắn và dài hạn, tình hình hoạt động du lịch từng năm; phương thức ma-két-ting, phát triển sản phẩm du lịch và các chính sách đối với cộng đồng doanh nghiệp; hỗ trợ lẫn nhau tổ chức các triển lãm, sự kiện quan trọng, lễ hội truyền thống thông qua quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng của mỗi nước. (KPLNews – 11/8/2014)

9/ Tỉnh Quảng Nam và Sê Kông thúc đẩy hợp tác

Ngày 8/8, trong cuộc họp thường niên tại TP. Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam và tỉnh Sê Kông đã nhất trí đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực thương mại, du lịch, sản xuất nông nghiệp, chế biến thực phẩm và khai mỏ. Hai bên sẽ đề nghị hai Chính phủ chấp thuận dự án nâng cấp cửa khẩu Nam Giang – Dak-Ta-Ooc thành cửa khẩu quốc tế để thúc đẩy trao đổi kinh tế và hợp tác đầu tư giữa Quảng Nam và các tỉnh Nam Lào. Hai tỉnh cũng tiếp tục hợp tác trong triển khai Hiệp định về Quy chế biên giới giữa hai nước cũng như hoạt động tuần tra chung khu vực biên giới và triển khai tuyên truyền cho các xã vùng biên để khuyến khích người dân địa phương bảo vệ ổn định chính trị và trật tự xã hội. Nhân dịp này, Tỉnh trưởng tỉnh Sê Kông đã trao giấy phép đầu tư cho một công ty của Quảng Nam và tặng 200 triệu kíp (24.874) cho huyện Phù Ninh để chỉnh trang các địa điểm lịch sử tại địa phương. Lãnh đạo Quảng Nam đã bàn giao trường mẫu giáo xây dựng tại thị xã Sê Kông. Tỉnh Quảng Nam và Sê Kông có chung biên giới 142 km. Trong những năm vừa qua, quan hệ hợp tác song phương phát triển trên tất cả các lĩnh vực. (KPLNews – 13/8/2014)

10/ Thừa Thiên Huế - Sê Kông thúc đẩy hợp tác

Ngày 10/8, tại thành phố Huế, lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế và tỉnh Sê Kông đã hội đàm về thúc đẩy quan hệ song phương trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa, an ninh và quốc phòng. Trong buổi hội đàm, hai tỉnh đã cập nhật thông tin về tình hình chính trị, kinh tế xã hội mỗi bên cũng như đánh giá kết quả hợp tác trong thời gian qua. Hai bên nhất trí tiếp tục thực hiện kế hoạch tăng dày, tôn tạo hệ thống mốc quốc giới giữa hai tỉnh; thúc đẩy mô hình kết nghĩa bản - bản, xây dựng khu vực biên giới đoàn kết, ổn định và phát triển. Hai bên cũng lên kế hoạch phối hợp giải quyết vấn đề di cư tự do và kết hôn không giá thú.  Thừa Thiên Huế hứa cấp 10 học bổng cho sinh viên tỉnh Sê Kông theo học sau đại học tại Việt Nam năm học 2014 – 2015. Hai bên nhất trí triển khai các hiệp định, thỏa thuận giữa hai Chính phủ, hai tỉnh về hợp tác chống tội phạm, quản lý biên giới, phân giới cắm mốc và tìm kiếm hài cốt chiến sỹ tình nguyện Việt Nam hy sinh tại Lào. Thừa Thiên Huế cũng hỗ trợ đào tạo kỹ năng trồng trọt và kiểm tra y tế cho người khuyết tật của tỉnh bạn láng giềng. Vừa qua, Thừa Thiên Huế đã viện trợ không hoàn lại cho Sê Kông 7,31 tỷ đồng  (345.000 USD) xây dựng cầu Xe Don tại huyện Ka Lum. (KPLNews – 14/8/2014)

11/ Nhật ký quan hệ Kinh tế - Văn hóa Việt Nam - Lào

(Từ 01/08-31/08/2014)

*Đoàn Việt Nam sang Lào:

- Từ 02/08/2014 - 06/08/2014: Đoàn do Đ/c Đỗ Nhất Hoàng, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ  KHĐT dẫn đầu. Kiểm tra các dự án FDI  của các doanh nghiệp Việt Nam ở Lào.

- Từ 04/08/2014 - 08/08/2014: Đoàn do Đ/c Trần Thị Hồng An, Phó Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Việt Nam dẫn đầu thăm và làm việc tại Viêng Chăn và Luông Pha Băng.

- Từ 12/08/2014 - 15/08/2014: Đoàn do Đ/c Nguyễn Mạnh Tiến, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại Quốc hội dẫn đầu làm việc tại Viêng Chăn. giúp QH Lào chuẩn bị Hội nghị AIPA.

- Từ 13/08/2014 - : Đoàn Thanh tra Bộ Công thương (Cấp Vụ) làm việc tại Viêng Chăn.

- Từ 14/08/2014 - 19/08/2014 : Cục lưu trữ tài liệu quốc gia, Bộ Nội vụ Việt Nam thăm và làm việc tại Viêng Chăn.

- Từ 19/08/2014 - : Đoàn do Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng làm trưởng đoàn thăm và làm việc tại Viêng Chăn.

- Từ 24/08/2014 - 31/08/2014       : 03 cán bộ Trường đào tạo cán bộ dân tộc Việt Nam. Giảng bày tại lớp tập huấn về công tác dân tộc cho Mặt trận tổ quốc Lào.

- Từ 27/08/2014 – 28/08/2014: Đoàn Thứ trưởng Bộ Lao động thương binh Xã hội Việt Nam dự buổi lễ khởi công xây dựng Trung tâm Chỉnh hình và phục hồi chức năng cho thương binh và người tàn tật do Chính phủ Việt Nam tài trợ.

*Đoàn  Lào sangViệt Nam:

- Từ 11/08/2014 - 18/08/2014: Đoàn do Đ/c Thong-văn Xỉ-lay-hương, Phó Ban phát triển nông thôn và xoá nghèo cấp trung ương Lào thăm và làm việc tại các tỉnh Tây Nguyên.

- Từ 18/08/2014 - 21/08/2014: Đ/c Chum-ma-ly Xay-nha-xỏn, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào thăm Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Lâm Đồng.

- Từ 18/08/2014 - 29/08/2014: Đ/c Bun-chăn Xỉn-thạ-vông, Bộ trưởng Giao thông Công chính và Vận tải Lào thăm và làm việc tại Hà Nội.

- Từ Lớp nghiên cứu trao đổi chuyên đề lần thứ 1 dành cho cán bộ cấp cao Lào

- Từ 26/08/2014 - 04/09/2014: Đ/c Ken-tà Cong-bun-my, Phó Chủ tịch Mặt trận Lào xây dựng đất nước tham gia lớp tập huấn về công tác mặt trận tại Đà Nẵng.
Đoàn Minh
Đoàn Minh
Trưởng phòng bảo vệ
Trưởng phòng bảo vệ

Tổng số bài gửi : 177
Join date : 16/11/2013

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết