Diễn đàn dịch thuật VIỆT-LÀO / LÀO-VIỆT
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Tin tức trong ngày
RSS feeds


Yahoo! 



Hợp tác Việt Lào (Tháng 11/2014)

Go down

Hợp tác Việt Lào (Tháng 11/2014) Empty Hợp tác Việt Lào (Tháng 11/2014)

Bài gửi by Đoàn Minh Fri Feb 27, 2015 1:36 am

1/ Quan hệ thương mại Việt Nam - Lào

Theo Tổng Cục Hải quan Việt Nam, kim ngạch thương mại Việt Nam – Lào 10 tháng đầu năm 2014 đạt 1,058 tỉ USD tăng 29,4% so với cùng kỳ năm 2013 (817 triệu USD).
Trong đó, kim ngạch xuất khẩu Việt Nam sang Lào đạt 380 triệu USD, tăng 1,3% so với cùng kỳ năm 2013 (375 triệu USD). Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Lào gồm: phương tiện tiện vận tải và phụ tùng tăng; xăng dầu các loại tăng; sắt thép các loại giảm; than đá; sản phẩm từ sắt thép; máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng; hàng rau quả; sản phẩm từ chất dẻo; dây điện và dây cáp điện; hàng dệt may.
Kim ngạch nhập khẩu đạt 677 triệu USD tăng 53,4% so với cùng kỳ năm 2013 (441 triệu USD). Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam từ Lào gồm: gỗ và sản phẩm từ gỗ; kim loại thường khác giảm, phân bón các loại, quặng và khoáng sản khác, ngô.
Nhìn chung, kim ngạch thương mại hai nước tính đến hết tháng 10 năm 2014 vẫn trên đà tăng trưởng ổn định. Tăng trưởng thương mại Việt Nam - Lào bình quân vẫn duy trì ở mức 25-35%/tháng. Tuy nhiên, cán cân thương mại hai nước đang có sự chênh lệch đáng kể và có xu hướng ngày càng nới rộng. Tính đến hết tháng 10 năm 2014, kim ngạch nhập siêu của Việt Nam với Lào đạt 302 triệu USD (so với mức 65 triệu USD của cùng kỳ năm 2013).
Nguyên nhân của tình trạng nhập siêu của Việt Nam với Lào là:
- Chính phủ Lào đẩy mạnh xuất khẩu gỗ để tăng thu ngân sách. Vừa qua, Lào đã cho xuất khẩu gỗ thí điểm đi đôi với các giải pháp thu ngân sách tại hai tỉnh Savannakhet và Salavan và đang tổ chức rút kinh nghiệm để chống thất thu ngân sách trong xuất khẩu gỗ.
- Với các biện pháp xiết chặt quản lý xe vận chuyển quá tải hiện nay ở Việt Nam, doanh nghiệp chưa thích ứng kịp với giá cước mới cao hơn nhiều so với giá cũ, nhất là đối với mặt hàng sắt thép các loại là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Lào.
- Mặt khác, Chính phủ Lào thực hiện các biện pháp nhằm tăng thu cho ngân sách, tiết kiệm chi tiêu, dừng thực hiện một số các dự án đầu tư côn làm nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng về vật liệu xây dựng, sắt thép… giảm đáng kể. (Đại sứ quán Việt Nam tại Lào)

2/ Lào, Việt Nam triển khai mô hình kiểm tra một cửa - một lần dừng tại cửa khẩu

           Lào và Việt Nam đang nỗ lực triển khai mô hình kiểm tra một cửa – một lần dừng liên thông tại cửa khẩu quốc tế Đen Sa Vẳn – Lao Bảo, dự kiến khai trương vào tháng 1 năm 2015.
           Hệ thống này nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa và người qua lại cửa khẩu hai nước.
           Vụ Kinh tế, Bộ Ngoại giao Lào cho biết, việc chuẩn bị đang tiến triển thuận lợi và mô hình kiểm tra một cửa qua cửa khẩu nêu trên sẽ được khai trương đúng kế hoạch. Hai bên đang tích cực chuẩn bị về nhân lực, trang thiết bị và cơ sở hạ tầng cần thiết.
           Phó Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các cơ quan chức năng của tỉnh Quảng Trị đẩy nhanh công chuẩn bị để đưa mô hình kiểm tra một cửa vào hoạt động. Mô hình này sẽ giúp giảm số lượng thủ tục giấy tờ và thời gian qua lại cửa khẩu nối tỉnh Quảng Trị và tỉnh Trung Lào Savanakhet.
           Các quan chức hai nước do Thứ trưởng Ngoại giao dẫn đầu dự kiến sẽ gặp nhau vào tháng 12/2014 tại Quảng Trị để hoàn tất công tác chuẩn bị trước khi đưa vào vận hành vào tháng 1/2015.
           Tại Hội nghị Thượng đỉnh Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam (CLMV) tổ chức tại Viêng Chăn tháng 3/2014, lãnh đạo các nước CLMV đã thống nhất xây dựng mạng lưới các trạm  kiểm tra một cửa liên thông để tăng cường kết nối, tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại, đầu tư, du lịch và giao thộng vận tải giữa bốn nước tiểu vùng sông Mê Kông. (Vientiane Times, 18/11/2014)

3/ Siêu dự án dẫn dầu Việt Nam - Lào đã được ký kết

           Theo các nguồn tin từ báo chí Việt Nam, lễ ký kết hợp đồng dự án kho chứa và đường ống dẫn dầu 290 Km từ đảo Hòn La, tỉnh Quảng Bình, miền Trung Việt Nam đến tỉnh Khăm Muộn, Lào đã được tổ chức mới đây tại Việt Nam giữa Công ty Lào Petro, Công ty Năng lượng Slovakia và Hiệp hội các Nhà đầu tư Việt Nam sang Lào (AVIL).
Ước tính, dự án cần một khoản đầu tư khoảng 300-500 triệu USD. Kho chứa với cơ sở vật chất và trang thiết bị giám sát hải quan để xử lý thuế nhập khẩu sẽ được xây dựng trên diện tích 37,45 ha tại khu công nghiệp Hòn La, tỉnh Quảng Bình. Dự án cũng bao gồm một cầu tàu cho tàu công suất trên 50.000 tấn; đường ống dẫn dầu dài 290 Km; hệ thống 04 trạm bơm và hệ thống kho chứa với công suất 100.000 – 200.000M3.
Kho chứa tại cảng Hòn La có khả năng chứa tới 300.000 – 500.000 M3 sản phẩm nhiên liệu.
Hợp đồng tư vấn và chuẩn bị báo cáo khả thi của dự án sẽ được tiến hành trong vòng 09 tháng, dự kiến, thời gian xây dựng sẽ mất khoảng 30 tháng và dự án sẽ được đưa vào hoạt động vào đầu năm 2018.
Các sản phẩm dầu sẽ được vận chuyển qua đường ống giữa cảng biển Hòn La đến Khăm Muộn là tuyến thuận tiện và ngắn nhất giữa Quảng Bình, Việt Nam và Lào.
Dự án được kỳ vọng sẽ giúp giảm chi phí vận chuyển các sản phẩm hóa dầu và đảm bảo an ninh năng lượng đối với Lào. Qua đó, giúp tăng thương mại song phương giữa hai nước, ổn định và phát triển ngành năng lượng của Lào.
Các nhà chức trách của Lào cho biết, Chính phủ và một số doanh nghiệp của Lào sẽ chịu trách nhiệm về chi phí dự án với phần lớn nguồn tài chính là từ EU, Công ty Năng lượng EU cũng cung cấp hỗ trợ tài chính cho dự án.
Ngày 10/11, tại Bratislava, Slovakia, Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) và Ngân hàng xuất nhập khẩu Slovakia (Eximbanka SR) đã ký biên bản ghi nhớ cung cấp tín dụng cho dự án xây dựng kho chứa ngoại quan và đường ống dẫn dầu từ cảng Hòn La, Quảng Bình của Việt Nam tới tỉnh Khammuan của Lào. Chứng kiến lễ ký có Phó Thủ tướng Slovakia Lubomir Vazny và Phó Thủ tương Somsavad Lengsavad. Chính phủ Lào chi toàn bộ 200 triệu USD chi phí triển khai dự án và chỉ định công ty PetroLao triển khai dự án. Ngày 31/10, PetroLao đã chọn BIDV là công ty tư vấn. Theo MoU, Eximbanka có nhiệm vụ huy động 85% vốn và BIDV đảm nhiệm 15% còn lại. Ngân hàng Slovakia sẽ huy động vốn từ các định chế tài chính châu Âu và cho BIDV vay lại. Từ đó, BIDV sẽ cấp tín dụng cho Chính phủ Lào. Kho ngoại quan tại cảng Hòn La có dung tích từ 300.000 – 500.000 m3. Kho tại Khammuan có dung tích 100.000 – 200.000 m3. Đường ống có tổng chiều dài 290 km trong đó đoạn qua Việt Nam dài 138 km, đoạn qua Lào dài 152 km. Thời gian thi công dự kiến từ quý IV năm 2015 đến cuối năm 2017. (Vientiane Times, 07/11/2014, KPLNews – 14/11/2014)

4/ Việt Nam cung cấp bổ sung học bổng cho Lào

           Chính phủ Việt Nam công bố cung cấp 100 học bổng bổ sung cho Lào, nâng tổng số lên 1000 học bổng hàng năm.
           Trả lời phỏng vấn Vieantiane Times, Vụ trưởng Vụ Sinh viên, Bộ Giáo dục và Thể thao TS. Khamlusa Nopuasavanh cho biết, Việt Nam là nước cung cấp học bổng lớn nhất cho Lào, cam kết cung cấp 1000 học bổng mỗi năm trong thời kỳ đến năm 2020.
           Năm ngoái, Chính phủ Việt Nam đã cung cấp đã cung cấp khoảng 900 học bổng cho Lào, trong đó 374 học bổng do Bộ Giáo dục và Thể thao giải ngân. Năm 2013, tổng số có 1955 sinh viên Lào đã sang Việt Nam theo học trong khuôn khổ giáo dục và đào tạo với học bổng của Chính phủ Việt Nam dành cho Chính phủ Lào, học bổng của các tỉnh kết nghĩa cung cấp và tự túc.
           Hai chính phủ cam kết hợp tác với nhau để cải thiện trình độ và kỹ năng của sinh viên Lào sau khi có báo cáo về việc nhiều sinh viên Lào có kết quả học tập không tốt ở Việt Nam. Nguyên nhân chủ yếu, theo các nhà chức trách, là do sinh viên không được tuyển chọn đúng chất lượng.
           Đầu tháng 11/2014, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã ban hành Chỉ thị về việc tăng cường đào tạo nguồn nhân lực cho Lào; yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam làm việc với Bộ Giáo dục và Thể thao Lào cải tiến quy trình tuyển chọn và cung cấp nhiều hơn các khóa đào tạo tiếng Việt có chất lượng cho sinh viên Lào trước khi sang Việt Nam học tập; Bộ Giáo dục và Đào tạo của Việt Nam phải làm việc với các đối tác của Lào để xây dựng lộ trình cho việc dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục của Lào. Mục đích của Chỉ thị là nhằm để thực hiện thành công đề án: “Cải tiến chất lượng và hiệu quả hợp tác song phương giữa Việt Nam và Lào về giáo dục và phát triển nguồn nhân lực thời kỳ 2011-2020”.
           Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng được yêu cầu biên soạn và phát hành sách giáo khoa dạy tiếng Việt cho sinh viên Lào tại Việt Nam.
           Các tỉnh và thành phố được giao nhiệm vụ xây dựng kế hoạch hợp tác về đào tạo nguồn nhân lực với các tỉnh/thành phố kết nghĩa của Lào để giúp Lào đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
           TS. Khamlusa cho biết, những sinh viên nhận học bổng của Chính phủ Việt Nam do các trường đại học của Lào chọn có kết quả học tập tốt vì họ được tuyển chọn thông qua các tiêu chí cạnh tranh. Phần lớn sinh viên có kết quả học tập kém là những sinh viên tham gia các khóa đào tạo thông qua học bổng của các tỉnh kết nghĩa và tự túc, nơi những tiêu chí cạnh tranh không được áp dụng. (Vientiane Times, 17/11/2014)

5/ Lào, Việt Nam tăng cường hợp tác chống tệ nạn xã hội

           Chính quyền tỉnh Hủa Phăn, Lào và tỉnh Sơn La, Việt Nam thống nhất tăng cường hợp tác để giải quyết các vấn đề xã hội trong các địa bàn dọc biên giới chung của hai tỉnh. Thỏa thuận đạt được giữa các đại diện của Sở Công an hai tỉnh, xuất phát từ sự cần thiết tăng cường hợp tác để gải quyết các tệ nạn xã hội ở các khu vực dọc theo biên giới nhằm đảm bảo hòa bình, an ninh và tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động phát triển của hai nước Lào, Việt Nam.
           Trong quá trình Hội nghị tổ chức tại tỉnh Hủa Phăn, hai bên đã thỏa thuận và trao đổi các bài học và kinh nghiệm về phòng chống các tệ nạn xã hội đang xẩy ra hiện nay. Đó là các vấn đề bao gồm tội phạm xuyên quốc gia, buôn bán ma túy, trồng cây thuốc phiện trái phép, trộm cướp, cũng như các vấn đề liên quan đến di cư trái phép giữa Lào và Việt Nam ở các địa bàn chung biên giới.
           Các vấn đề nêu trên có những tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội và an ninh ở Lào và Việt Nam, các nhà chức trách của hai bên cam kết nỗ lực giải quyết các tệ nạn nêu trên.
           Theo báo cáo, năm 2013, ở tỉnh Hủa Phăn đã xảy ra 73 vụ án hình sự, 104 người bị bắt vì tội buôn bán ma túy, cướp và sở hữu vũ khí trái phép.
           Hủa Phăn là một tỉnh nhỏ thuộc Bắc Lào nhưng các vụ án hình sự đang trở nên đáng lo ngại và chính quyền tỉnh muốn tăng cường hợp tác với nước láng giềng Việt Nam để phòng chống và giải quyết các tệ nạn xã hội.
           Lào và Việt Nam có chung biên giới với tổng chiều dài hơn 2000 Km, kéo dài từ Bắc đến Nam. Tổng số có 10 tỉnh có biên giới với Việt Nam, bao gồm Phongsaly, Luang Prabang, Hủa Phăn, Xiêng Khoảng, Borikhamxay, Khăm Muộn, Savanakhet, Saravan, Xê Kông và Atapeu.  (Vientiane Times, 20/11/2014)

6/ Nhật ký quan hệ Kinh tế - Văn hóa Việt Nam - Lào

(Từ 01/11-31/11/2014)

*Đoàn Việt Nam sang Lào:

- Từ ngày 24/11/2014-25/11/2014, Đoàn Đ/c Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam dự Hội nghị cấp cao về Tam giác phát triển CLV.
           - Từ ngày 02/11/2014-07/11/2014, Đoàn Đ/c Vũ Trọng Kim, UVTW Đảng, Phó Chủ tịch-Tổng thư ký Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sang dự Hội nghị xây dựng đường biên giới hoà bình-hữu nghị Việt Nam-Lào.
- Từ ngày 10/11/2014-15/11/2014, Đoàn Đ/c Đoàn Xuân Tiên, Phó Tổng kiểm toán Nhà nước sang dự Hội nghị kiểm toán Lào-Việt Nam-Campuchia lần thứ 6
- Từ ngày 10/11/2014-16/11/2014, Đoàn Đ/c Nguyễn Huy Tăng, Phó Ban Đối ngoại TW Đảng Cộng sản Việt Nam thăm, làm việc tại Lào
- Từ ngày 18/11/2014-23/11/2014, Đoàn Đ/c Nguyễn Đức Hạnh, Phó Ban Thanh tra Chính phủ thăm, làm việc tại Lào
- Từ ngày 21/11/2014-23/11/2014, Đoàn Đ/c Lê Quý Vương, Thứ trưởng Bộ Công An dự Hội nghị kiểm soát ma tuý tại Luongphabang.
- Ngày 10/11/2014, Đ/c Phạm Tất Thắng, Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản thăm, làm việc với Tạp chí A-lun-may.

* Đoàn  Lào sang Việt Nam:

- Ngày 02/11/2014, Đoàn Đ/c Xổm-xa-vạt Lềnh-xa-vắt, Phó Thủ tướng, Chủ tịch Phân ban Hợp tác Lào-Việt dự dự Hội nghị xúc tiến đầu tư Việt Nam-Lào tại Quy Nhơn
- Từ ngày 16/11/2014-20/11/2014, Đoàn Đ/c Khăm-ma-ny In-thị-lạt, Thứ trưởng Bộ Năng lượng và Mỏ Lào thăm, làm việc tại Việt Nam
           - Từ ngày 13/11/2014-14/11/2014, Đoàn Đ/c Pheng-xa-vẳn Kẹo-pạ-sợt, Chánh Văn phòng Uỷ ban biên giới Lào khảo sát thực địa mốc biên giới
           - Từ ngày 24/11/2014-28/11/2014, Đoàn Tổng Cục An ninh Lào sang trao đổi kinh nghiệm tại Việt Nam.
Đoàn Minh
Đoàn Minh
Trưởng phòng bảo vệ
Trưởng phòng bảo vệ

Tổng số bài gửi : 177
Join date : 16/11/2013

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết