Diễn đàn dịch thuật VIỆT-LÀO / LÀO-VIỆT
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Tin tức trong ngày
RSS feeds


Yahoo! 



Tình hình thời sự nổi bật tại Lào (tháng 02/2015)

Go down

Tình hình thời sự nổi bật tại Lào (tháng 02/2015) Empty Tình hình thời sự nổi bật tại Lào (tháng 02/2015)

Bài gửi by Đoàn Minh Thu Mar 19, 2015 11:15 pm

1/ Khách du lịch nước ngoài đến Lào năm 2014 vượt 4,1 triệu người

Theo số liệu thống kê chính thức của Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch (TT, VH&DL), số lượng khách du lịch nước ngoài đến Lào trong năm 2014 đạt 4,15 triệu người, tăng khoảng 10% so năm 2013 (3,75 triệu). Số lượng du khách đến từ nước láng giềng Thái Lan vẫn tiếp tục chiếm ưu thế. Tuy nhiên, tổng số du khách Thái Lan sang Lào năm 2014 là 2.043.761 người, giảm nhẹ so với năm trước là 2.059.434 người.
Người Việt Nam đứng thứ hai trong số du khách nước ngoài đến thăm Lào, sau Thái Lan. Khoảng 1.108.332 người Việt Nam đã du lịch Lào trong năm 2014, tăng so với con số 910.164 người năm 2013. Số lượng khách du lịch đến từ Trung Quốc tăng khá mạnh, từ 245.033 năm 2013 lên 422.440 trong năm 2014, tăng khoảng 72% - tỉ lệ cao nhất trong số tất cả các quốc gia. Tính trung bình, châu Âu là khu vực duy nhất có lượng khách du lịch đến Lào giảm và các nhà chức trách ước tính rằng đó là do suy thoái kinh tế ở châu lục này. Lượng khách du lịch châu Âu giảm từ 212.566 năm 2013 xuống 209.331 du khách trong năm 2014. Khách du lịch đến từ các nước thành viên ASEAN đã tăng hơn từ 3.04 triệu năm 2013 lên 3.22 triệu năm 2014, trong khi khách du lịch từ các nước không thuộc ASEAN tăng 46 % đạt 630.361 người trong năm 2014. Du khách từ châu Mỹ đến Lào tăng 0,15% lên 86,027 người, trong khi khách du lịch từ châu Phi và Trung Đông tăng 13%, đạt 8.920 người năm 2014.
Lào đã chứng kiến sự tăng trưởng liên tục về số lượng khách du lịch đến tham quan trong những năm gần đây. Du khách đến để chiêm ngưỡng những nét đặc sắc về thiên nhiên, lịch sử và khảo cổ ở nước này.
Tuy nhiên, thời gian ở lại Lào của các du khách vẫn ngắn và các quan chức Lào đang cố gắng để thu hút kéo dài thời gian lưu trú của khách du lịch thông qua giới thiệu một số hoạt động du lịch có tổ chức. Bộ TT, VH&DL cho biết, thời gian lưu trú trung bình của du khách đến thăm Lào là chỉ tám ngày. Khách du lịch từ châu Âu ở lại lâu hơn so với du khách từ các khu vực khác, với thời gian trung bình là hai tuần. Bộ TT, VH&DL đang có kế hoạch thu hút khách du lịch nước ngoài nhiều hơn và để kéo dài thời gian lưu trú của họ lên 10 ngày vào năm 2020 bằng cách cải thiện cơ sở vật chất và dịch vụ cũng như phát triển thêm các điểm du lịch. Một thách thức khác đối với Lào mà các nhà chức trách phải giải quyết đó là làm thế nào để có thể thu hút thêm nhiều khách du lịch cao cấp đến Lào để tăng thu nhập cho nền kinh tế quốc gia. (Vientiane Times, 12/02/2015)

2/ Lào sản xuất thiết bị điện tử cho thị trường châu Á

Tại buổi lễ giới thiệu sản phẩm của Công ty vật liệu Mitsubishi (MMC), ông Hiroshi Yao, Chủ tịch của công ty cho biết đã lựa chọn Lào để sản xuất cảm biến điều hòa không khí gia dụng và phương tiện cho thị trường thế giới nhất là Nhật Bản, Trung Quốc và Thái Lan. Ông Hiroyuki Kishino, Đại sứ Nhật Bản tại Lào cho biết Nhật Bản và Lào đã ký thỏa thuận đối tác chiến lược phát triển kinh tế trong đó có nội dung kêu gọi các nhà đầu tư Nhật đến Lào. Khi Lào gia nhập cộng đồng kinh tế ASEAN vào cuối năm 2015, nhiều công ty Nhật Bản sẽ chuyển cơ sở sản xuất của họ đến Lào do điều kiện thuận lợi và chính sách khuyến khích đầu tư tại đây. Hiện có khoảng 120 công ty của Nhật đầu tư tại Lào. (KPLNews 23/2/2015)

3/ Lao động di cư tránh các cơ quan giới thiệu việc làm

Nhiều người Lào chọn cách tự tìm việc làm ở Thái Lan hơn là qua một công ty giới thiệu lao động/việc làm ở Lào. Lý do thường được nêu ra là người lao động không muốn trả các khoản phí không cần thiết.
Tuy nhiên, theo Bộ Lao động và Phúc lợi Xã hội, khoản phí mà người lao động phải trả cho các công ty là không đắt, người lao động di cư lại được cấp giấy tờ phù hợp và thẻ bảo hiểm y tế trước khi họ đến Thái Lan. Việc sống và làm việc ở nước ngoài mà không có giấy tờ phù hợp là bất hợp pháp. Chính phủ Lào phải giúp hồi hương những người lao động trái phép khi họ bị bắt giữ. Tất cả những thủ tục này đều theo luật pháp và thông lệ quốc tế.
Trên thực tế đã có nhiều lao động bất hợp pháp đã bị rơi vào tình trạng bị trả tiền công thấp, bị bóc lột và có những trường hợp bị lừa gạt vào các ổ mại dâm hay bị ràng buộc bằng các hình thức giao kèo khác. Bộ Lao động và Phúc lợi Xã hội cho biết, từ năm 2011 – 2014, có khoảng 2017 người Lào được xác định chức thức là nạn nhân của nạn buôn người ở Thái Lan.
Chính phủ Lào mong muốn giảm số lượng lao động làm việc ở nước ngoài. Một trong những nỗ lực đó là tăng tiền lương tối thiểu và cải thiện điều kiện làm việc trong nước. Tiền lương tối thiểu dự kiến sẽ tăng từ 626.000 hiện nay lên 900.000 Kíp/tháng, theo kế hoạch, sẽ có hiệu lực từ 1/3/2015. Tuy nhiên, mức lương tối thiểu 900.000 Kíp/tháng (112 USD) vẫn thấp so với các nước ASEAN khác như Thái Lan và Malaysia, nơi có lương tối thiểu trên 200 USD/tháng.
Phòng Thương mại và Công nghiệp Lào cho rằng nếu người sử dụng lao động có thể cung cấp chỗ ở, bảo hiểm xã hội và bữa ăn trưa miễn phí cho công nhân thì có thể giúp giảm số lượng công dân Lào làm việc bất hợp pháp ở Thái Lan và số lượng lao động tìm kiếm việc làm ở Lào sẽ tăng. (Vientiane Times, 25/02/2015)

4/ KOICA bắt tay vào dự án sông Nậm Ngừm

Theo Văn phòng KOICA tại Lào, KOICA sẽ cung cấp một khoản viện trợ không hoàn lại 2 triệu USD (hơn 16 tỷ Kíp) cho dự án lưu vực sông Nậm Ngừm, dự kiến sẽ thực hiện trong thời gian từ 2015-2018.
Địa bàn dự án nằm tại các bản thuộc tỉnh Viêng Chăn và Thủ đô Viêng Chăn. Mục tiêu chính của dự án là nhằm tối đa hóa các lợi ích thông qua việc quản lý tổng hợp hệ thống sông, bao gồm cấp nước, giảm ngập lụt, phát điện và bảo vệ môi trường ở lưu vực sông Nậm Ngừm.
Cuộc họp lần 1 của dự án đã được tổ chức tại Bộ Năng lượng và Mỏ ngày 2/2/2015, với sự tham dự của Trưởng đại diện thường trú KOICA tại Lào Kim Hahng-joo, Thứ trưởng Bộ Năng lượng và Mỏ Khammany Inthilath, các chuyên gia KOICA và các quan chức của Chính phủ Lào.
Phát biểu tại cuộc họp, ông Kim nói: “Dự án sông Nậm Ngừm có ý nghĩa rất quan trọng vì đây là bước đầu tiên do KOICA hỗ trợ để vận hành các đập thủy điện ở Lào và cũng là để hợp tác với Bộ Năng lượng và Mỏ”. Ông Khammany đánh giá cao sự hỗ trợ của nhân dân Hàn Quốc trong ngành thủy điện, cam kết sẽ nỗ lực hết sức mình để thực hiện thành công dự án, tập trung phát triển bền vững thủy điện và năng lượng.
Mới đây, KOICA đã công bố sẽ cung cấp 10 triệu USD (trên 80 tỷ Kíp) để hỗ trợ Lào trong năm 2015 ở các ngành/lĩnh khác nhau. Đến nay, Hàn Quốc đã cung cấp 86 triệu USD (hơn 696 tỷ Kíp) cho trên 25 dự án tại Lào. (Vientiane Times, 5/02/2015)

5/ KOICA hỗ trợ nâng cấp Quốc lộ 8

Theo Văn phòng KOICA tại Lào, KOICA sẽ cung cấp một khoản viện trợ không hoàn lại 4,2 triệu USD (hơn 34 tỷ Kíp) để thực hiện nghiên cứu khả thi và thiết kế kỹ thuật cho dự án nâng cấp Quốc lộ 8.
Trong thời gian từ 8 – 14/2/2015, KOICA đã cử một nhóm chuyên gia Hàn Quốc tới tỉnh Borikhamxay để tiến hành nghiên cứu khả thi và thiết kế kỹ thuật chi tiết cho dự án. Mục tiêu chính của dự án là nhằm cải thiện dịch vụ giao thông trong khu vực thông qua việc nâng cấp các con đường giữa tỉnh Beung Kan ở biên giới Thái Lan, tỉnh Borikhamxay ở Lào và Nghệ An, tỉnh biên giới của Việt Nam. Dự kiến, dự án sẽ mang lại các lợi ích như thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, hỗ trợ phát triển nông nghiệp, công nghiệp và du lịch ở địa bàn có ảnh hưởng của dự án.
Dự án này là một phần trong việc xây dựng mạng lưới đường cao tốc ASEAN nhằm tạo ra hành lang giao thông đường bộ có hiệu quả, an toàn, bền vững về môi trường, kết nối tất cả các quốc gia thành viên ASEAN và xa hơn. (Vientiane Times, 12/02/2015)

6/ Chính phủ Đức tài trợ 50 tỷ kíp phát triển cơ sở hạ tầng

Ngày 23/2, Đại sứ mới được bổ nhiệm của Đức tại Lào, Michael Grau đã đến chào Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Thongloun Sisoulith. Nhân dịp này, ông Grau thông báo trong năm tài chính 2014 – 2015, Chính phủ Đức sẽ tài trợ 50 tỷ kíp (hơn 6 triệu USD) cho Lào phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, đào tạo nghề, quản lý đất đai và tài chính vi mô. (KPLNews – 25/2/2015)

7/ Lào, Campuchia và Việt Nam thảo luận về chuẩn bị AEC

Ngày 3/2/2015, các quan chức từ Campuchia, Lào và Việt Nam đã nhóm họp tại một hội nghị được tổ chức tại Viêng Chăn để thảo luận về tiến độ và những thách thức của Lào trong chương trình thu hẹp khoảng cách phát triển nhằm hội nhập ASEAN.
Chương trình này được xây dựng với sự hợp tác ba bên giữa Chính phủ Lào, Ban thư ký ASEAN và Tổ chức Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) như một dự án thí điểm từ tháng 10/2010. Dự án có thời gian thực hiện 5 năm với mục đích giúp đỡ các nước thành viên mới của ASEAN thực hiện cam kết hiện thực hóa Cộng đồng Kinh tế ASEAN vào năm 2015.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bounthavy Sisouphathong chủ trì hội nghị nói, đây là hội nghị lần thứ ba trong khuôn khổ dự án; mặc dù Lào trở thành thành viên của ASEAN từ năm 1997, trong 18 năm qua đã thực hiện nhiều nhiệm vụ ASEAN quan trọng, nhưng Lào cần thiết phải đóng vai trò quan trọng hơn trong ba lĩnh vực, cụ thể là du lịch, môi trường và nông nghiệp để hội nhập có hiệu quả vào AEC.
Trưởng đại diện Văn phòng JICA tại Lào, ông Koichi Taki nói, đây là dự án thí điểm nhằm kiểm tra thử cơ chế làm việc giữa các đối tác phát triển, ASEAN, Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam trong việc thực hiện chương trình nghị sự hội nhập ASEAN.
Dự án với mục tiêu dành cho Lào nhưng được thiết kế và kỳ vọng sẽ phổ biến kết quả cho cả Campuchia, Myanmar và Việt Nam. Thời gian 3,5 năm đầu của dự án chủ yếu tập trung tại Lào, còn 1,5 năm tiếp theo, từ 2014 tập trung vào Campuchia, Myanmar và Việt Nam. Các nước này cũng được hưởng lợi từ dự án thông qua việc chia sẻ bí quyết, phương pháp và kinh nghiệm. (Vientiane Times, 4/02/2015)

8/ Lào dự kiến xây dựng hầm đường bộ đầu tiên để kết nối cao tốc ASEAN

Theo tin từ Bộ Giao thông Công chính, Chính phủ Lào đang dự kiến xây dựng hầm đường bộ dài 15km để tạo điều kiện thương mại và kết nối giao thông giữa tỉnh Khammuan của Lào với tỉnh Quảng Bình, Việt Nam. Dự án sẽ bao gồm việc xây dựng QL12 hay còn gọi là Cao tốc ASEAN (AH) 131, nối Khammuan với biên giới Việt Nam với chiều dài 147km.
Phó Vụ trưởng Giao thông, Bộ Giao thông Công chính Ngampasong Muongmany cho biết, hiện nay Bộ đang hợp tác với Nhật Bản để nghiên cứu dự án và dự kiến sẽ có kết quả nghiên cứu khả thi trong vòng một năm. Việc xây dựng hầm đường bộ là cần thiết vì 15km cuối của AH 131 có địa hình quá dốc, gây cản trở cho việc giao thông qua lại. Nhật Bản được lựa chọn hợp tác nghiên cứu khả thi vì đây là nước có công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực này.
Chính phủ dự kiến sẽ sử dụng hỗ trợ tài chính và kỹ thuật của các tổ chức quốc tế để phát triển dự án, trong đó bao gồm cả viện trợ không hoàn lại và vốn vay. Nghiên cứu khả thi của dự án cũng sẽ chỉ ra tổng kinh phí đầu tư, nguồn vốn và các vấn đề kỹ thuật. AH131 là một trong 8 đường AH mà Chính phủ Lào đã xác định với tổng chiều dài 2.810km, bao gồm: AH3 hay QL R3 từ tỉnh Bò Kẹo đến Luang Namtha tại biên giới Lào – Trung Quốc; AH11 hay QL 13S từ Phủ Chủ tịch, Viêng Chăn, tới biên giới Campuchia; AH12 hay QL13N từ Phủ Chủ tịch đi Luang Namtha; AH13 hay QL2W.2E từ Xayabouri, qua Phongxaly tới biên giới Việt Nam; AH15 hay QL8 nối Borikhamxay với biên giới Việt Nam; AH16 hay QL9 từ Cầu Hữu nghị Lào – Thái Lan đến bien giới Lào – Việt Nam tại Densavan; AH131 hay QL12 nối Khammuan với biên giới VN; AH132 hay QL18A/18B từ Champassak, qua Attapeu tới biên giới VN.

9/ Kết thúc quá trình tham vấn trước đập thủy điện Don Sahong

Ngày 2/2/2015, phát biểu tại Hội nghị “Những người bạn Hạ lưu sông Mê Kông” do Bộ Ngoại giao Mỹ tổ chức tại Pakxe, tỉnh Champassak, Vụ trưởng Vụ Chính sách Năng lượng, Bộ Năng lượng và Mỏ - ông Daovong Phonekeo nói Chính phủ đã kết thúc quá trình tham vấn trước đối với dự án thủy điện Don Sahong nhưng sẽ tiếp tục cung cấp các giải pháp bảo vệ môi trường.
Ông Daovong nói: “Một số người cho rằng, quá trình tham vấn trước 06 tháng mà Lào đã hoàn thành theo Hiệp định Mê Kông 1995 là quá ngắn. Nhưng dự án này đã được nghiên cứu và xem xét bởi các chuyên gia có uy tín trong vòng 8 năm. Việc đối thoại với các nước láng giềng và các đối tác phát triển về các phương pháp bảo vệ môi trường, về đường cá đi có thể sẽ tiếp tục sau khi bắt đầu xây dựng”; Nghiên cứu khả thi đối với dự án thủy điện đập tràn 260 MW Don Sahong được bắt đầu từ năm 2006. Chính phủ Lào đã bắt đầu chia sẻ thông tin với các nước láng giềng và gửi thông báo lên Ủy ban sông Mê Kông liên chính phủ vào tháng 9/2013. Tháng 6/2014, Chính phủ đồng ý nâng tầm đối thoại lên tham vấn trước 6 tháng theo quy định của Hiệp định Mê Kông do các nước thành viên ký kết; Thủ tục tham vấn trước đã kết thúc. Đó chỉ là một phần của quy trình chung có sự tham gia của các bên liên quan trước và sau khi việc xây dựng bắt đầu”.
Phát biểu tại Thảo luận bàn tròn về Hội nhập kinh tế và Phát triển Bền vững về Môi trường”, Thứ trưởng Bộ Năng lượng và Mỏ Viraphonh Viravong nói, việc xuất khẩu điện sang Thái Lan và các nước khác tạo điều kiện cho Lào phát triển các nguồn tài nguyên thủy điện, nâng cao đời sống cho nhân dân Lào; Chính phủ Lào có thể tiếp tục đối thoại về sự bền vững của dự án Don Sahong với các bên liên quan.
Stephen Gambrell, CEO của Ủy ban sông Misissippi nói, Ủy ban này tổ chức họp với các bên liên quan 6 tháng một lần về các vấn đề liên quan đến dòng sông.
Trước khi tham dự Hội nghị tại Pakxe, các quan chức và phóng viên đã đến thăm thực địa xây dựng cầu gần Veunkham nối đường 13 với đảo Don Sadam. Trong tương lai, đảo Sadam sẽ được nối với đảo Sahong, tạo kết nối đường bộ trong khu vực này, phục vụ cho cư dân và khách du lịch. (Vientiane Times, 7/02/2015)

10/ Hai doanh nghiệp hợp tác phát triển Trung tâm mua sắm Viêng Chăn

Ngày 09/2, tại thủ đô Viêng Chăn, Công ty phát triển khu phức hợp Bắc Nongchan và Tập đoàn Kun Bai Da đã ký kết hợp tác xây dựng khu mua sắm Viêng Chăn tại bản Nongchan, quận Sisattanak. Đây là một khu mua sắm cao cấp dự kiến khai trương trước năm mới của Lào. Chi phí xây dựng trung tâm là 120 triệu USD. Theo bà Tang Yirong, Giám đốc Kun Bai Da, Trung tâm sẽ thay đổi phương thức kinh doanh và mua sắm, thúc đẩy doanh nhân địa phương và cải thiện điều kiện sống của người dân thủ đô. (KPLNews – 11/02/2015)
Đoàn Minh
Đoàn Minh
Trưởng phòng bảo vệ
Trưởng phòng bảo vệ

Tổng số bài gửi : 177
Join date : 16/11/2013

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết