Diễn đàn dịch thuật VIỆT-LÀO / LÀO-VIỆT
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Tin tức trong ngày
RSS feeds


Yahoo! 



Tổng quan tình hình Kinh tế - Xã hội các tỉnh Bắc Lào và Quan hệ với Việt Nam 2 : Tỉnh XiengKhoang

Go down

Tổng quan tình hình Kinh tế - Xã hội các tỉnh Bắc Lào và Quan hệ với Việt Nam 2 : Tỉnh XiengKhoang Empty Tổng quan tình hình Kinh tế - Xã hội các tỉnh Bắc Lào và Quan hệ với Việt Nam 2 : Tỉnh XiengKhoang

Bài gửi by Đoàn Minh Sun Nov 17, 2013 3:28 pm

TỈNH XIÊNG KHOẢNG

I.                  Điều kiện tự nhiên:

Xiêng Khoảng là tỉnh miền núi thuộc vùng Đông Bắc nước CHDCND Lào, có diện tích 16.850 km2, độ cao từ 500-2.280m so với mặt nước biển, cách thủ đô Viêng Chăn 400 km. Thị xã Phôn Xa Vẳn là thủ phủ của Xiêng Khoảng, phía Đông giáp với tỉnh Nghệ An, Việt Nam; phía Tây giáp với tỉnh Luông Pha Bang; phía Nam giáp tỉnh Bô-li-khăm-xay và tỉnh Viêng Chăn; phía Bắc giáp với tỉnh Hủa Phăn. Địa hình đồi núi chiếm 90% diện tích tự nhiên; trung du chiếm 8%, đồng bằng chiếm 2%.

Khí hậu ở đây chia ra 02 mùa chính: mùa khô (tháng 4 đến tháng 10) và mùa mưa (tháng 11 đến tháng 3); nhiệt độ trung bình 20 độ C; lượng mưa trung bình 1.250mm/năm.

         Đặc điểm chủ yếu về điều kiện tự nhiên là tỉnh có nhiều phong cảnh thiên nhiên đẹp, có suối nước khoáng nóng, có hệ thống hang động, thác nước, ao hồ…là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển du lịch sinh thái. Nằm ở vùng núi cao, vùng thượng nguồn của nhiều dòng sông đóng vai trò quan trọng trong nông nghiệp và công nghiệp năng lượng điện ở miền Trung của đất nước như: Nam Ngưm, Nam Nghiep, Nam – Xan, Nam-ka-ding.

Tỉnh Xiêng Khoảng có 8 huyện, 56 cụm bản, 517 bản và 42.066 hộ gia đình; dân số 260.534 người; mật độ 15 người/km2, tốc độ tăng dân số 3,2%/năm; có các dân tộc Lào Lùm, Lào Mông, Khơ-mú, Tày...

II.               Tình hình kinh tế xã hội:

Tỉnh Xiêng Khoảng là một địa bàn quan trọng của cách mạng Lào trước đây. Sau nhiều năm khôi phục, phát triển kinh tế - xã hội với một số kết quả đáng ghi nhận, Xiêng Khoảng vẫn là một tỉnh còn gặp nhiều khó khăn. Đây là một trong những tỉnh nghèo nhất của Lào, trình độ dân trí thấp, cơ sở hạ tầng kém, hệ thống giao thông đường bộ đến các bản làng vào mùa mưa còn nhiều khó khăn.

Giai đoạn 2006-2010, tăng trưởng GDP của tỉnh hàng năm đạt 7,8% (nông, lâm nghiệp trung bình tăng 6,34%, công nghiệp: 10,98%, dịch vụ: 10,48%); Cơ cấu kinh tế: nông, lâm nghiệp chiếm 50,74%, công nghiệp chiếm 33,03% và dịch vụ chiếm 16,23% GDP. Năm 2010 GDP tăng khoảng 8,5%, thu nhập bình quân đầu người đạt 852 USD/người/năm. Nguồn thu ngân sách đạt 186,2 tỷ kíp tương đương 23,2 triệu USD, vượt 17,27% kế hoạch; chi ngân sách 467,13 tỷ kíp tương đương 58,4 triệu USD, đạt 86,78% kế hoạch đề ra.

Thu hút đầu tư tư nhân trong và ngoài nước giai đoạn 2006-2010 đạt 85 dự án với tổng vốn đầu tư 678,11 tỷ Kíp (tương đương 80 triệu USD), trong đó lĩnh vực nông nghiệp chiếm 25,3%, công nghiệp 29%. Đầu tư nước ngoài tập trung chủ yếu trong các ngành công nghiệp và khai khoáng.

Diện tích sản xuất lúa đạt 30 ngàn ha, năng suất còn thấp (3,4 tấn/ha). Hệ thống thủy lợi được đầu tư mở rộng, cung cấp nước tưới cho 19.225 ha. Chăn nuôi đại gia súc được xác định là ưu tiên và chiến lược lâu dài.

Ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp phần lớn quy mô sản xuất nhỏ sản phẩm chủ yếu phục vụ ở trong tỉnh và có một vài nhà máy sản xuất phục vụ cho xuất khẩu, chủ lực là nhà máy chế biến gỗ, phong trào sản xuất hàng hóa chủ yếu tập chung trồng ngô và nông sản khác, nhìn chung việc chế biến nông sản chất lượng cao chưa đạt được theo yêu cầu.

Trong 5 năm qua (2006-2010) giá trị xuất khẩu qua cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn là 279,37 tỷ Kíp, nhập khẩu là 290,98 tỷ Kíp. Hàng hóa xuất khẩu phần lớn là gỗ bán thành phẩm, sản phẩm về nông nghiệp, nông lâm sản…; hàng hóa nhập khẩu chủ yếu là công cụ sản xuất nông nghiệp và hàng tiêu dùng.

Du lịch là một ngành ưu tiên thứ hai trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, trong 5 năm qua cơ sơ hạ tầng về du lịch được phát triển, khách du lịch trong và ngoài nước đến du lịch đạt 131 ngàn lượt người. Toàn tỉnh có 39 điểm du lịch, thu ngân sách từ ngành du lịch đạt 9 triệu USD.

Tỷ lệ hộ gia đình được sử dụng điện lưới đạt 51%, tỷ lệ dân số sử dụng nước sạch đạt 69%. Đã có 492 bản có đường ô tô đến bản, chiếm khoảng 95,16% tổng số bản trong tỉnh.

Công tác giáo dục – đào tạo và thể dục thể thao được quan tâm đầu tư. Số lượng trường học các cấp cùng với số học sinh đều tăng theo từng năm. Hiện tỉnh Xiêng Khoảng có 01 trường trung cấp và 03 trường cao đẳng với 2.672 sinh viên theo học.

Mạng lưới y tế được mở rộng từ cấp tỉnh đến cấp bản, 02 bệnh viện tuyến tỉnh, 07 bệnh viện tuyến huyện, 50 cụm bản có trạm xá, tất cả các bản đã có tủ thuốc. Các lĩnh vực văn hóa, thông tin được quan tâm đầu tư: tỷ lệ phủ sóng phát thanh đạt 70% địa bàn tỉnh, phủ sóng truyền hình đạt 40%. Công tác giải quyết việc làm và giảm nghèo đạt được kết quả tích cực. Trong 5 năm qua, 6 ngàn hộ gia đình đã thoát nghèo. Số hộ nghèo còn lại là 8.087 hộ.

Theo chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước, đến năm 2020, tỉnh Xiêng Khoảng phấn đấu thoát khỏi tình trạng kém phát triển. Tỉnh còn phải phấn đấu để phát triển kinh tế vĩ mô, tỷ lệ tăng trưởng tối thiểu phải đạt 8%/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm 2,5%/năm.

Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020:

Định hướng phát triển chung:

- Phấn đấu trở thành trung tâm mũi nhọn về phát triển chăn nuôi gia súc hàng hóa.

- Xây dựng các điểm du lịch sinh thái, danh lam thắng cảnh và lịch sử.

- Phát triển khâu chế biến sản phẩm của ngành nông nghiệp, công nghiệp và khai thác chế biến khoáng sản với công nghệ hiện đại để trở thành trung tâm công nghiệp của khu vực phía Bắc.

- Khai thác và tận dụng mọi tiềm năng sẵn có về nguồn tài nguyên thiên nhiên và nguồn nhân lực trong tỉnh, kết hợp với lao động nước ngoài một cách tích cực.

Mục tiêu về xã hội:

- Phấn đấu xóa nghèo đạt 85% hộ nghèo hiện có (theo tiêu chuẩn mới).

- Phấn đấu tỷ lệ đến trường trẻ em ở độ 3-5 tuổi đạt 75%, cấp tiểu học đạt 99% vào năm 2015, tỷ lệ đến trường đối với học sinh lớp 1 tiếp tục vào học đến lớp 5 đạt 90% trở lên, tỷ lệ biết chữ ở độ tuổi từ 15-24 đạt 95% trở lên, nâng cao trình độ học sinh mới lên cấp phổ thông trung học đạt 65% trở lên vào năm 2015.

- Tỷ lệ biết đọc biết viết ở độ tuổi 15-40 đạt 30% đối với học sinh phổ thông trung học cuối cấp, nâng cấp trường trung cấp chuyên nghiệp dạy nghề hiện nay trở thành trường cao đẳng đào tạo nghề vào năm 2015.

- Giảm tỷ lệ chết của trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi ở mức 40/1.000 người, tỷ lệ chết của trẻ sơ sinh dưới 5 tuổi ở mức 65/1.000 người, giảm tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể nhẹ cân xuống 20%, tỷ lệ sử dụng nước sạch đạt 88,7%, tỷ lệ sử dụng nhà vệ sinh đạt 73,9%, tỷ lệ tiêm phòng và uống thuốc của trẻ đạt 60%, giảm tỷ lệ chết của bà mẹ khi sinh con 250/100.000 người, phạm vi phục vụ của mạng lưới y tế trên địa bàn đạt 100%, tuổi thọ bình quân 65 tuổi.

- Giảm tỷ lệ lao động trong ngành nông nghiệp xuống dưới mức 75%, phấn đấu số lao động ngành công nghiệp, xây dựng và khai khoáng tăng 10% trở lên, dịch vụ tăng 20% trở lên.

- Phấn đấu tỷ lệ nữ tham gia đội ngũ lãnh đạo từ cấp bản trở lên đạt 10%.

- Phấn đấu nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân các bộ tộc Lào, hoàn thành mục tiêu phát triển thịnh vượng.

Mục tiêu về môi trường:

Đến năm 2015 phát triển phải đảm bảo giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường ở mức thấp nhất, tăng cường bảo vệ môi trường sinh thái, theo dõi, giám sát và giải quyết ô nhiễm môi trường. Phấn đấu diện tích rừng che phủ đạt 65% trong tổng diện tích của tỉnh.





III.            Tình hình hợp tác với các tỉnh Việt Nam:

         Giai đoạn 2006-2010, tỉnh Xiêng Khoảng đã tiếp nhận hỗ trợ từ Việt Nam với tổng giá trị gần 1 triệu USD. Việt Nam đã giúp xây dựng tại tỉnh Xiêng Khoảng trường học, bệnh viện, chợ biên giới, hỗ trợ con giống, vật tư và thiết bị nông nghiệp.

Có 17 Công ty của Việt Nam đang đầu tư tại Tỉnh với tổng vốn đầu tư khoảng 43,4 triệu USD. Liên doanh đầu tư giữa nhà đầu tư Việt Nam với Lào có 05 dự án với vốn 8,5 triệu USD.

- Tình hình hợp tác với tỉnh Nghệ An trên một số lĩnh vực:

Xiêng Khoảng và Nghệ An là hai tỉnh kết nghĩa, có chung đường biên giới dài 120km tại hai huyện Tương Dương-Mường Moọc và Kỳ Sơn-Mường Noọng-héc và có 19 cặp bản theo dọc đường biên. Có cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn là tuyến giao thông quan trọng giữa Việt Nam và Lào. Hiện nay có rất nhiều tuyến vận tải hành khách đến Xiêng Khoảng hoặc đi qua, phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân hai nước (đặc biệt là từ Nghệ An và Hà Nội), đồng thời cũng là tuyến vận chuyển hàng hóa quan trọng phục vụ các dự án của Việt Nam tại Lào và ngược lại.

Tỉnh Nghệ An đã giúp đỡ bồi dưỡng, đào tạo 282 cán bộ tỉnh Xiêng Khoảng (trình độ đại học 277 người, sau đại học 5 người). Giai đoạn 2006-2010, tỉnh Nghệ An tiếp tục giúp đào tạo học sinh học tiếng Việt (45 người). Các đơn vị quân đội, công an giúp huấn luyện nghiệp vụ và chính trị cho nhiều cán bộ quân sự và công an bạn. Từ năm 2007 đến 2010, tỉnh Nghệ An đã đầu tư khoảng 13,5 tỷ đồng cho 27 xã giáp biên giới để xây dựng cơ sở hạ tầng như trạm điện, trường học, nước sạch và trạm xá.

- Tình hình hợp tác với tỉnh Sơn La trên một số lĩnh vực:

Năm 2010, hai tỉnh Sơn La và Xiêng Khoảng đã ký Biên bản ghi nhớ nhằm đánh giá kết quả hợp tác và đề ra phương hướng cho những năm tiếp theo; tỉnh Sơn La đã tiến hành hỗ trợ tỉnh Xiêng Khoảng 2 tỷ đồng để xây dựng một công trình nhà lớp học; 01 tỷ đồng xây dựng Trạm xá Cụm bản Lạt Buộc, đồng thời hỗ trợ mua thiết bị trạm y tế bản Lạt Buộc trị giá 500 triệu đồng. Từ năm 2010 đến nay, tỉnh Sơn La đã tiếp nhận 16 học sinh và cán bộ tỉnh Xiêng Khoảng sang đào tạo tại các trường chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Hai tỉnh thường xuyên cử các đoàn đại biểu các cấp, các ngành sang tham quan hữu nghị, học tập kinh nghiệm lẫn nhau; thực hiện chế độ thông tin, cùng nhau phối hợp giải quyết kịp thời những vấn đề phát sinh.



Danh mục kêu gọi đầu tư của tỉnh Xiêng Khoảng

I. Nông nghiệp
1. Dự án nuôi bò Nậm Bai. (M. Pek)
2. Dự án nuôi bò cánh đồng Sa-pham. (m. Pha-xay)
3. Dự án nuôi bò thịt
4. Dự án nuôi bò (m. Pek)
5. Dự án trồng ngô Noong-hét, (m. Khăm)
6. Dự án trồng tỏi (m. Khăm)
7. Dựán trồng đậu tương (m. Khăm)
8. Dự án nuôi dê
9. Dự ántrồng lúa (m.pek,khăm,khun)
10. Dự án trồng ớt (m.khăm)
11. Dự án lai tạo các loại cây có hạt (m.khun,pek,noong-hec)
12. Dự án trồng cà phê, chè và cây trầm hương (M.Khun)
13. Dự án bảo vệ và trồng cây gỗ hương.. (m.khun,mok)
14. Dự án phát triển lâm thổ sản (5 huyện)

II. Công nghiệp và thủ công nghiệp
1. Dự án xây dựng nhà máy phân vi sinh (m.pek)
2. Nhà máy may mặc khu kinh tế đặc biệt cửa khẩu Lào-Việt Nam (m. Noong-héc)
3. Nhà máy Plastic (m.pek)
4. Dự án nuôi bò sữa và đóng hộp (m.pek)
5. Chế biến đóng hộp tỏi (m.pek)

III. Công nghiệp gỗ
1. Nhà máy xay nghiện bột gỗ ép thành phẩm (m.pek)
2. Nhà máy nội thất tiêu chuẩn quốc tế (tỉnh XK)

IV. Công nghiệp khai khoáng
1. Dự án điều tra mỏ sắt (m.pek)
2. Dự án điều tra khoáng sản tỉnh XK (tỉnh XK)
3. Dự án chế biến nhựa thông (m.pek)

V. Thương mại
1. Dự án chợ đêm (m.pek)
2. Trung tâm tiêu thụ sản phẩm NNg (m.pek)
3. Dự án tiêu thụ rau quả an toàn (m.pek)

VI. Dịch vụ du lịch
1. Dự án củng cố tuyến du lịch sinh thái (7 huyện)
2. Dự án củng cố tuyến du lịch mỏ nước nóng Mường Khăm (m.Khăm)
3. Dự án xây dựng công viên thanh niên
4. Dự án khu nước nóng (m. Khun)

(Nguồn: DSQ VN tại Lào)
Đoàn Minh
Đoàn Minh
Trưởng phòng bảo vệ
Trưởng phòng bảo vệ

Tổng số bài gửi : 177
Join date : 16/11/2013

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết