Diễn đàn dịch thuật VIỆT-LÀO / LÀO-VIỆT
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Tin tức trong ngày
RSS feeds


Yahoo! 



Tổng quan tình hình Kinh tế - Xã hội các tỉnh Bắc Lào và Quan hệ với Việt Nam 6 : Tỉnh Phongsaly

Go down

Tổng quan tình hình Kinh tế - Xã hội các tỉnh Bắc Lào và Quan hệ với Việt Nam 6 : Tỉnh Phongsaly Empty Tổng quan tình hình Kinh tế - Xã hội các tỉnh Bắc Lào và Quan hệ với Việt Nam 6 : Tỉnh Phongsaly

Bài gửi by Đoàn Minh Sun Nov 17, 2013 3:35 pm

TỈNH PHÔNG XA LỲ

I.                  Điều kiện tự nhiên:

Tỉnh Phông Xa Lỳ nằm ở phía Bắc địa đầu của nước CHDCND Lào, cách thủ đô Viêng Chăn 815 km. Diện tích 16.270 km2, gần 90% diện tích là đồi núi, có độ cao 1.183,5 m so với mức nước biển (điểm cao nhất 1.867m, thấp nhất 500m). Phía Bắc giáp Trung Quốc, có đường biên giới dài 320 km; phía Nam giáp với tỉnh Luang Prabang, phía Đông giáp với Việt Nam, có đường biên giới dài 330 km; phía Tây giáp với tỉnh U Đôm Xay, chiều dài 90 km.

Khí hậu: hai mùa (mùa mưa và mùa khô). Khí hậu, địa hình phù hợp với ngành trồng trọt và chăn nuôi.

Tỉnh có 7 huyện, 15 dân tộc với dân số 169.634 người, trong đó nữ 84.937 người, mật độ dân số 10 người/km2.

Tài nguyên thiên nhiên:

+ Diện tích đất trồng khoảng 130.824 hecta, chiếm 8,04% diện tích toàn tỉnh; diện tích đất đã sử dụng sản xuất là 49.553 hecta, bao gồm: đất ruộng 6.808 hecta, đất nương 4.790 hecta, đất trồng cây công nghiệp 37.819 hecta, đất trồng cây ăn quả 138 hecta, còn lại 62,14% chưa sử dụng. Ngoài ra còn có đồng cỏ lớn phục vụ chăn nuôi gia súc.

+ Tài nguyên nước có nhiều nhánh sông chảy qua thích hợp cho việc sản xuất nông nghiệp và phát triển dự án năng lượng điện vừa và nhỏ, tiêu biểu là sông Nậm U nhánh của sông Mê Kông chảy từ Bắc đến Nam của tỉnh có thể xây dựng đập thủy điện. Ngoài ra, còn có các nhánh nhỏ của sông Nậm U rất thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp.

+ Tài nguyên rừng dồi dào phong phú với rất nhiều loại gỗ và lá thuốc quý hiếm. Diện tích rừng chiếm 54,35% diện tích tỉnh. Có 10 khu rừng nguyên sinh, trong đó có 01 khu rừng nguyên sinh quốc gia, 7 khu rừng phòng hộ và 2 khu rừng sản xuất.

+ Tài nguyên khoáng sản: với nhiều chủng loại đa dạng, đây là thế mạnh quan trọng của tỉnh đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội trong tương lai như: đồng đỏ, thiếc, tôn, muối, vàng, chì, than đá, ang-ti-mon, đất sét, đá xây dựng… phần lớn chưa được khai thác.

II.               Tình hình kinh tế, xã hội:

Năm tài khóa 2010- 2011, mức tăng trưởng kinh tế của tỉnh là 8,1% trong đó: nông-lâm nghiệp tăng 4,09%, dịch vụ tăng 11,23%.

Cơ cấu kinh tế: nông lâm nghiệp chiếm 54,23%, thủ công nghiệp 25,7%, dịch vụ chiếm 20% GDP.

Tình hình thương mại, công nghiệp: năm qua xuất khẩu đạt 50,5 tỷ Kíp (6,3 triệu USD) hoàn thành 88,15% kế hoạch; nhập khẩu đạt 59,7 tỷ Kíp (7,4 triệu USD) tăng 50,55% so với kế hoạch. Thương mại mậu dịch biên giới với Việt Nam và Trung Quốc đạt 8,2 tỷ Kíp (1,02 triệu USD).

Tình hình đầu tư:

Từ năm 1999 đến nay đầu tư nước ngoài có sự hiện diện của 3 nước: Việt Nam, Trung Quốc, Malaysia, trong đó Trung Quốc là nhà đầu tư số một. Tính đến nay, Tỉnh có tổng số 66 dự án, vốn đầu tư 58,6 triệu đôla Mỹ, các dự án chủ yếu tập trung vào lĩnh vực nông lâm nghiệp với 39 dự án trị giá 30,2 triệu USD (trồng cây cao su 12 dự án, trị giá 20,49 triệu USD). Các dự án tập trung chủ yếu tại các huyện Phông Sa Ly 14 dự án, trị giá 18,36 triệu USD, huyện Nhọt U 16 dự án, trị giá 17,85 triệu USD.

Định hướng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong những năm tới:

Năm tài khóa 2011-2012 là năm thứ 02 thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng và thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm lần thứ VII gian đoạn 2011 – 2015, Tỉnh quyết tâm tập trung mọi nguồn lực nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, quan tâm khuyến khích sản xuất trên cơ sở chính sách kinh tế thị trường của Chính phủ. Tiếp tục mở rộng hợp tác kinh tế với nước ngoài, thu hút nguồn vốn nước ngoài, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.



III.           Tình hình hợp tác với Việt Nam:

Tỉnh Phông Xa Lỳ có mối quan hệ gắn bó, truyền thống với các tỉnh của Việt Nam, đặc biệt là tỉnh Điện Biên, Sơn La. Quan hệ gắn bó đi vào chiều sâu trên mọi lĩnh vực, Phông Sa Ly và các tỉnh giáp biên giới của Việt Nam luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho nhau về mọi mặt trên cơ sở hợp tác toàn diện, tin cậy lẫn nhau. Hai bên đã ký biên bản ghi nhớ về hợp tác hữu nghị toàn diện giữa tỉnh Phông Sa Ly và tỉnh Sơn La, tỉnh Phông Xa Ly và tỉnh Điện Biên.

Tình hình hợp tác trên một số lĩnh vực cụ thể:

Nông – lâm nghiệp: hoàn thiện hồ sơ cấp phép Dự án xây dưng Trung tâm dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp Lào – Việt tại huyện Mày và được tỉnh Điện Biên cấp vốn xây dựng 36,4 triệu Kíp (hơn 4 ngàn đôla Mỹ).

Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Điện Biên hỗ trợ số tiền 130 triệu Đồng (6,5 ngàn đôla Mỹ) để tổ chức đoàn đi khảo sát thực tế Quỹ quay vòng thực hiện dự án chăn nuôi tại huyện Mày.

Hoàn thành đấu thầu dự án xây dựng Trung tâm dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp và lâm nghiệp Hạt Thặm, huyện Mày (Trung tâm Hữu nghị Lào – Việt), tỉnh Điện Biên hỗ trợ gạch xây dựng ban đầu gần 5 ngàn USD.

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Điện Biên mua 11 tấn giống ngô của Công ty cổ phần giống cây trồng của tỉnh, trị giá 170 triệu Kíp (21,3 ngàn đôla Mỹ) cung cấp cho doanh nghiệp và bà con nông dân của tỉnh Phông Sa Lỳ.

Năm qua, tổng giá trị hàng hóa mua bán giữa hai tỉnh Phông Xa Ly và tỉnh Điện Biên đạt 66,34 tỷ Kíp (8,3 triệu đôla Mỹ). Các mặt hàng trao đổi chính chủ yếu là hàng hóa nông lâm nghiệp, trong đó Phông Sa Lỳ xuất khẩu 53,8 tỷ Kíp (6,72 triệu đôla Mỹ), nhập khẩu 12,6 tỷ Kíp (1,57 triệu đôla Mỹ).

Năng lượng và mỏ: hợp tác mua thiết bị điện với tỉnh Điện Biên, có khả năng truyền tải điện 64,5 kw/h . Đội ngũ chuyên gia Công ty Cổ phần Công Đoàn của Việt Nam đang tiến hành khảo sát những điểm có ang-ti-mon tại bản Sốp Hùn, huyện Mày.

Giáo dục, thể thao: nhận vốn viện trợ của Việt Nam xây dựng trường học mầm non số 1,tại huyện Buon Nửa, trị giá 500 triệu Kíp (62,5 ngàn đôla Mỹ).

Đào tạo nguồn nhân lực có 33 suất học bổng, trong đó Sơn La giúp 8 suất, đại học 3 suất cao học 5 suất và tỉnh Điện Biên giúp 25 suất.

Về tình hình đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam tại tỉnh, kể từ năm 2007 đến nay chỉ duy nhất có 01 dự án xưởng chế biến đồ gỗ nội thất. Qua một thời gian triển khai sản xuất, dự án phát triển khá ổn định, cung cấp đều hàng nội thất bàn, ghế, tủ cho các huyện trong tỉnh Phông Xa Ly.

Ngoài ra, hai bên còn hợp tác chặt chẽ trên các lĩnh vực giữ gìn an ninh đường biên giới, ngăn chặn tình trạng buôn bán ma túy…

(Nguồn: DSQ VN tại Lào)
Đoàn Minh
Đoàn Minh
Trưởng phòng bảo vệ
Trưởng phòng bảo vệ

Tổng số bài gửi : 177
Join date : 16/11/2013

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết