Diễn đàn dịch thuật VIỆT-LÀO / LÀO-VIỆT
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Tin tức trong ngày
RSS feeds


Yahoo! 



Một số tình hình Thời sự Lào (tháng 6/2013)

Go down

Một số tình hình Thời sự Lào (tháng 6/2013) Empty Một số tình hình Thời sự Lào (tháng 6/2013)

Bài gửi by Đoàn Minh Sun Nov 17, 2013 4:24 pm

1/ Giới thiệu Hiệp định về Hợp tác lao động Việt Nam – Lào ký ngày 01/7/2013

Hiệp định này có 7 Chương, và 21 Điều; trong đó có các nội dụng cơ bản sau:

       Điều 1. Đối tượng áp dụng

Hiệp định này áp dụng đối với người lao động Việt Nam làm việc tại nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và người lao động Lào làm việc tại nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan, doanh nghiệp và tổ chức có liên quan trong mọi lĩnh vực kinh tể trên cơ sở nhu cầu lao động phục vụ cho việc phát triển kinh tế, xã hội của mỗi nước.

Điều 4. Doanh nghiệp dịch vụ lao động

1.     Các Cơ quan được ủy quyền của mỗi Bên thông báo cho nhau về danh sách các doanh nghiệp dịch vụ lao dộng đã được lựa chọn.

2.     Doanh nghiệp dịch vụ lao động có trách nhiệm cung ứng lao dộng có tay nghề, kinh nghiệm của nước Bên này sang làm việc tại nước Bên kia theo thời hạn trên cơ sở nhu cầu lao dộng cho việc phát triển kinh tế xã hội của hai nước và hợp đồng cung ứng lao động phù hợp với pháp luật, các quy định của mỗi nước và Hiệp định này.

Điều 5. Hợp đồng cung ứng lao động

1.    Hợp đồng cung ứng lao động ký giữa hai dối tác phải phù hợp với quy định của pháp luật hai nước và chỉ được thực hiện khi có ý kiến cho phép của cơ quan có thầm quyền hai nước.

2.    Hợp đồng cung ứng lao động phải quy định những nội dung cụ thể sau:

-   Số lượng lao dộng, ngành, nghề, công việc phải làm;

-   Thời hạn hợp đồng, thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi;

-   Địa điểm làm việc, điều kiện, môi trường làm việc;

-   Giấy chứng nhận về trình độ đào tạo hoặc kinh nghiệm làm việc và giấy khám sức khỏe;
-   Tiền lương, tiền công, các chế độ khác, tiền thưởng (nếu có), tiền làm thêm

giờ;

-   Chế độ ăn, ở, sinh hoạt;

-   Chi phí giao thông của người lao động từ nước cử đến nơi làm việc ở nước tiếp nhận và ngược lại;
-   Chế độ khám, chữa bệnh;

-   Điêu kiện an toàn và bảo hộ lao động;

-   Chi phí người lao động phải chi trả đề làm việc tại nước Bên kia;

-   Điều kiện chấm dứt hợp đồng trước thời hạn và trách nhiệm bồi thường thiệt hại;
-   Trách nhiệm của các bên trong trường hợp người lao động bị tai nạn, từ vong trong thời gian làm việc tại nước Bên kia;
-   Quy định về giải quyết tranh chấp lao động.

3. Người sử dụng lao động phải ký hợp đồng lao động với từng người lao động. Nội dung của hợp đồng lao động phải phù hợp với nội dung của hợp đồng cung ứng lao động.

Điều 6. Việc tiếp nhận lao động làm việc trong các công trình, dự án của các doanh nghiệp có dự án

1.    Đối với các dự án viện trợ không hoàn lại của Chính phù, dự án đầu tư và dự án do pháp nhân nước Bên này nhận thầu tại nước Bên kia, cơ quan được ủy quyền của hai Bên sẽ xem xét và cho phép doanh nghiệp có dự án tiếp nhận và sử dụng lao động có tay nghề, kinh nghiệm và chuyên môn kỹ thuật trên cơ sở nhu cầu lao động thực tế phù hợp với quy định của pháp luật nước tiếp nhận và các thỏa thuận viện trợ của Chính phủ (đối với các dự án viện trợ không hoàn lại).

2.    Doanh nghiệp có dự án của Việt Nam đưa lao động sang làm việc tại các công trình, dự án tại CHDCND Lào làm thủ tục cấp và gia hạn giấy phép lao động cho người lao động tại Sở Lao động và Phúc lợi xã hội cấp tỉnh, thành phố của Lào trên cơ sở hạn ngạch lao động mà Bộ Lao động và Phúc lợi xã hội Lào cho phép.

Trong trường hợp có nhu cầu lao động vượt quá hạn ngạch, doanh nghiệp có dự án phải xin bổ sung hạn ngạch tại Bộ Lao động và Phúc lợi xã hội Lào.

3.    Doanh nghiệp có dự án của Lào đưa lao động sang làm việc tại công trình, dự án tại Việt Nam làm thù tục cấp và gia hạn giấy phép lao động cho người lao động tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp tỉnh, thành phố của Việt Nam.

Điều 7. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động

1.    Người sử dụng lao động phải thực hiện đầy đủ hợp đồng lao động đã ký với người lao động;
2.    Người sử dụng lao động phải làm các thủ tục cẩn thiết với các Cơ quan có thẩm quyền của nước tiếp nhận để người lao động được làm việc và cư trú hợp pháp tại nước tiếp nhận;
3.    Người sử dụng lao động phải quản lý người lao động trong thời gian người lao động làm việc và không được phép chuyển người lao động cho đơn vị khác sử dụng khi chưa được sự đồng ý của người lao động và cơ quan có thẩm quyền của nước tiếp nhận lao động;
4.    Sau khi hợp đồng lao động hết thời hạn, người sử dụng lao động có trách nhiệm đưa người lao động trở về nước trong khoảng thời gian không quá 15 ngày, nếu quá ngày quy định sẽ thực hiện theo pháp luật của nước tiếp nhận.

Điều 8. Quyền và trách nhiệm của người lao động

1.   Người lao động phải thực hiện đầy đủ hợp đồng lao động đã ký với người sử dụng lao động;
2.   Người lao động phải tuân thủ pháp luật, tôn trọng phong tục tập quán của nước tiếp nhận;
3.   Trong thời hạn của hợp đồng lao động, người lao động không được phép chuyển đi làm việc cho người sử dụng lao động khác hoặc nơi khác hoặc địa phương khác khi chưa được phép của người sử dụng lao động và cơ quan có thấm quyền của nước tiếp nhận lao động;
4.   Trong trường hợp vi phạm các quy định của pháp luật nước tiếp nhận, người lao động phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những vi phạm của mình;
5.   Trong trường hợp bị xâm hại về thân thể hoặc lợi ích hợp pháp trong thời gian làm việc tại nước tiếp nhận, người lao động có quyền khiếu nại theo quy định pháp luật của nước tiếp nhận;
6. Người lao động có quyền chuyển tiền và tài sản cá nhân về nước theo quy định của pháp luật của nước tiếp nhận.

Điều 9. Bảo hiểm y tế và bảo hiểm tai nạn lao động

1. Trong thời gian người lao động làm việc theo hợp đồng, người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia bảo hiểm y tế và bảo hiểm tai nạn lao động theo quy định của nước tiếp nhận lao động.
2.    Trường hợp người lao động bị tử vong do tai nạn lao động, người sử dụng lao động hoặc cơ quan bảo hiểm có trách nhiệm chi trả các chế độ bảo hiểm cho thân nhân của người lao động từ vong theo quy định của nước tiếp nhận.
Người sử dụng lao động tổ chức việc đưa thi hài hoặc tro cốt của người lao động và tài sản của họ về nước và chịu các chi phí liên quan.
3.    Trong trường hợp người lao động bị ốm đau hoặc tai nạn lao động không thể chữa khỏi ở nước tiếp nhận theo kết luận của Hội đồng y tế có thầm quyền, người sử dụng lao động cho phép người lao động trở về nước. Người sử dụng lao động có trách nhiệm trả chi phí về nước cho người lao động. Nếu người lao động phải tiếp tục điều trị tại nước mình thì doanh nghiệp đưa lao động đi và người lao động tự chịu chi phí.

Điều 11. Thuế thu nhập cá nhân và lệ phí
Người lao động phải đóng thuế thu nhập cá nhân và chi trả lệ phí cư trú và làm việc theo quy định pháp luật của nước tiếp nhận lao dộng, trừ trường hợp Chính phủ hai nước có quy định riêng.

Điều 12. Giấy phép lao động
Cơ quan quản lý lao động của nước tiếp nhận có trách nhiệm cấp giấy phép lao động cho người lao động Việt Nam làm việc tại Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và người lao động Lào làm việc tại Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phù hợp với quy định về pháp luật lao động và các quy định khác có liên quan của nước tiếp nhận lao động.

Điều 13. Xuất, nhập cảnh, cư trú và làm việc của người lao động
Việc xuất, nhập cảnh, cư trú và làm việc cùa người lao động tại mỗi nước theo Hiệp định này được thực hiện theo quy định của pháp luật về xuất, nhập cảnh, cư trú và lao động của mỗi nước.

2/ Nhu cầu đầu tư của Lào năm tài chính 2013-2014

Để đạt mục tiêu tăng trưởng 8,3% của năm tài chính 2013-2014, Chính phủ Lào cần khoảng 30.000 tỷ Kíp (tương đương 3.760 triệu USD) đầu tư cho các dự án phát triển, đó là báo cáo của ông Khăm-liên Phonsena, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Hội nghị giao ban giữa Chính phủ và Quốc hội Lào gần đây.
Chính phủ dự kiến trong tổng số vốn đầu tư nói trên (chiếm 32% GDP) nguồn ngân sách sẽ khoảng 10,9%, còn lại 89,1% phải huy động từ khu vực tư nhân và vay nước ngoài. Trong đó, dự kiến đóng góp từ khu vực tư nhân khoảng 18,4%, ODA nước ngoài chiếm 15,9% (tương đương 600 triệu USD). Chính phủ tin tưởng rằng việc triển khai thành công kế hoạch nêu trên sẽ là điều kiện đảm bảo việc Lào sẽ đạt các mục tiêu KT-XH đã đề ra. Bộ KH&ĐT được giao nhiệm vụ soạn thảo kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm lần thứ 8 giai đoạn 2016-2020. Mục tiêu của giai đoạn này GDP tăng từ 8,5% đến 9% năm, thu nhập bình quân đầu người 3.200 USD. (Bản tin nghiên cứu nội bộ - 7/2013)

3/ Lào đang nghiên cứu sửa đổi Luật về nước và tài nguyên nước năm 1996

Theo đó, Chính phủ Lào kiến nghị việc sử dụng nước với quy mô nhỏ sẽ không nằm trong phạm vi cấp phép sử dụng nước do Vụ Tài nguyên nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường Lào quản lý. Bởi theo Điều 15 của Luật Tài nguyên nước năm 1996 quy định việc sử dụng nước với quy mô nhỏ là sử dụng ở cấp hộ gia đình như đánh bắt cá, nuôi trồng thuỷ hải sản, sản xuất nông lâm nghiệp, chăn nuôi cấp cơ sở hộ gia đình, tuy nhiên không thuộc danh mục cấm của Bộ, ngành và chính quyền địa phương liên quan. Đối với việc sử dụng nước tại các dự án có quy mô lớn như xây dựng hồ chứa nước làm thuỷ lợi, xây đập thuỷ điện hay phục vụ sản xuất tại các nhà máy công nghiệp thì sẽ do Chính phủ cấp phép. Liên quan đến dự thảo sửa đổi Luật Tài nguyên nước, Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) đã công bố kế hoạch hợp tác giúp đỡ Lào trong việc quản lý phát triển năng lượng điện. Lào là một trong những nước nghèo nhất khu vực ĐNÁ nhưng lại là những nước có nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào nhất.
 Trong giai đoạn thập kỷ qua, đầu tư xây dựng thuỷ điện của nước ngoài tại Lào tăng lên rất nhiều, với khoảng 20 dự án và dự kiến sẽ tăng lên 50 dự án vào năm 2025. Trong kế hoạch phát triển điện giai đoạn 2011-2015, Chính phủ Lào phấn đấu xây dựng 10 thuỷ điện lớn và nhiều thuỷ điện vừa và nhỏ. Do vậy, việc xem xét lại Luật Tài nguyên nước là rất quan trọng, bởi nhiều nhà nghiên cứu cho rằng việc xây dựng đập thuỷ điện chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng về cái được, cái mất, mới chỉ nhìn về lợi ích kinh tế mà chưa đề cập đến tác động đối với thiên nhiên và môi trường, đời sống nhân dân, phá hoại các di tích lịch sử văn hoá của đất nước.
Hiện nay, dự thảo sửa đổi Luật Tài nguyên nước đang trong giai đoạn lấy ý kiến người  dân. Với xu thế phát triển thuỷ điện nhanh, quy mô lớn tại Lào đang thay đổi tập quán sử dụng nước và gây nhiều sức ép đối với môi trường, đời sống người dân thì việc Tổ chức Tài chính quốc tế làm việc với Chính phủ Lào là nhằm cản lại xu thế đó, với việc tăng cổ phần tại các dự án thuỷ điện, trong đó coi trọng các tiêu chuẩn về môi trường và xã hội. Đại diện Tổ chức này cũng đã có cuộc gặp phỏng vấn ông Chăn-tha-nết Bua-lạ-pha, Vụ trưởng Tài nguyên nước về sự cần thiết phải xem xét Luật Tài nguyên nước năm 1996 và ông này cho biết: đối với Luật năm 1996, hoàn cảnh và điều kiện hiện nay đã có nhiều thay đổi; lúc xây dựng Luật chưa có Bộ, ngành hay tổ chức chịu trách nhiệm về quản lý tài nguyên nước tại Lào; Luật mới chỉ đề cập đến các nguyên tắc quản lý chung chung, chưa đi vào chi tiết, cụ thể. Dự kiến, dự thảo sửa đổi Luật Tài nguyên nước sẽ được trình Quốc hội nhằm xem xét, thông qua vào tháng 12 năm 2014 sắp tới. (Bản tin nghiên cứu nội bộ Lào ngày 24/7 đưa lại Tin của RFA)

4/ Doanh thu Lao Telecom tăng mạnh trong năm 2013

Tổng giám đốc Công ty viễn thông Lào (TLC) ông Thongsay Sanexaya cho biết doanh thu của TLC trong năm nay sẽ đạt 1.000 tỷ Kíp, trong 6 tháng đầu năm doanh thu của công ty đạt 500 tỷ Kíp vượt 9% so với mục tiêu đề ra. Lợi nhuận ước đạt 148,6 tỷ Kíp, đóng góp vào ngân sách nhà nước 275,4 tỷ Kíp. Để đạt được kế hoạch và các mục tiêu đề ra, công ty hiện nay đang tập trung mở rộng các dịch vụ như e-banking, e-payment, và e-commerce. Công ty cũng có kế hoạch đầu tư khoảng 27,2 triệu USD nhằm nâng cấp cơ sở hạ tầng dịch vụ và mạng lưới, và hy vọng có thêm 100.000 thuê bao mới, tính đến tháng 2/2013 TLC có khoảng 1,2 triệu khách hàng, từ đó đến nay công ty đã thu hút được hơn 30.000 thuê bao mới.
TLC được thành lập từ năm 1996, là liên doanh giữa chính phủ Lào giữ 51% cổ phần và Công ty đầu tư tư nhân Shenington Thái Lan chiếm 49% cổ phần, với thời gian liên doanh là 25 năm, TLC đã có bước phát triển nhanh chóng, từ 100.000 thuê bao năm 2002. (Vientiane Times – 4/7/2013)

5/ UB Chứng khoán Lào phạt nặng đối với hành vi làm giá chứng khoán

UBCK Lào quy định, toàn bộ số tiền/cổ phiếu thu được từ làm giá sẽ bị tịch thu, kèm với khoản phạt bằng 50% lợi ích thu được từ hoạt động này. Là một thị trường chứng khoán (TTCK) ra đời sau, với lượng hàng hóa niêm yết vẫn còn rất khiêm tốn, nhưng TTCK Lào lại đang có những bước tiến lớn trong việc xây dựng cơ chế phát triển thị trường. Việc bắt tay hợp tác với Hàn Quốc để xây dựng TTCK, sử dụng ngay phương tiện, công nghệ hiện đại đã giúp Lào tiết kiệm nhiều thời gian để sớm bắt kịp với các thị trường trong khu vực, như Việt Nam về mức độ hiện đại. Nhưng có một điều ít người biết, Lào rất mạnh tay trong việc xử phạt vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK.
Theo quy định của UBCK Lào, toàn bộ số tiền/cổ phiếu thu được từ làm giá chứng khoán sẽ bị tịch thu, kèm với một khoản phạt bằng 50% lợi ích thu được từ hoạt động này. Được biết, trong một quyết định xử phạt đầu tiên về vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán, UBCK Lào đã xử phạt số tiền lên tới trên 10 tỷ Kíp (gần 30 tỷ VND). Cụ thể, trong đợt IPO Ngân hàng Ngoại thương Lào (BCEL), một trong những quy định của Lào là không cho nhà đầu tư nước ngoài tham gia đấu giá. Tuy nhiên, một số cá nhân nước ngoài đã sử dụng danh nghĩa người Lào để mua cổ phiếu và đầu cơ đẩy giá lên để kiếm lời. Hệ quả của việc này là khi bị phát hiện, công ty chứng khoán nơi có liên đới với các hành vi nói trên bị xử phạt số tiền trên. Trong quyết định xử phạt, UBCK Lào không nói rõ đây là số tiền xử phạt hành chính hay bổ sung. Chỉ có một điều chắc chắn tài khoản của công ty chứng khoán liên đới ngay lập tức bị khóa số tiền này. Đến nay, do chưa đồng tình với quyết định xử phạt bị coi là nặng này, công ty chứng khoán vẫn đang tìm cách giải trình, nhưng cơ hội để thu tiền về hoặc giảm nhẹ mức phạt là rất nhỏ. (Vietstock – 5/7/2013)

6/ Cơ hội mua cổ phiếu Ngân hàng ngoại thương Lào đối với nhà đầu tư nước ngoài

Nhà đầu tư nước ngoài có thể mua thêm cổ phiếu của Ngân hàng Ngoại thương Lào (BCEL) khi mới đây Sở GDCK Lào (LSX) thông báo nâng room khối ngoại đối với BCEL từ 5% lên 10% với hiệu lực từ ngày 18/07. Đồng thời, LSX cũng thông báo giữ nguyên tỷ lệ cổ phần mà một nhà đầu tư nước ngoài có thể nắm giữ tại BCEL ở mức 1%. Như vậy, các nhà đầu tư nước ngoài không được nắm giữ quá 10% cổ phần của BCEL và một nhà đầu tư nước ngoài không được nắm giữ quá 1% cổ phần của ngân hàng này. Sau khi thông báo trên có hiệu lực, khối ngoại đã liên tục mua vào cổ phiếu BCEL và nâng tổng số cổ phần đang nắm giữ lên 5.08%, tương đương 6,944,038 cổ phiếu. Tính đến ngày 23/07, room còn lại của BCEL là 4.92%, tương đương 6,713,722 cổ phiếu.
Được biết, hiện room còn lại của Công ty Phát điện Lào (EDL-Gen) là 6.04%, tương đương 74,077,061 cổ phiếu. Cho tới nay, nhà đầu tư nước ngoài đã mua tổng cộng 171,166,292 cổ phiếu của EDL-Gen, tương đương 13.96%. (LSX – 23/7/2013)

7/ Viêng Chăn thông qua kế hoạch xây dựng nhiều tuyến đường

Hơn 435 dự án xây dựng cơ sở hạ tầng với tổng vốn 543 tỷ Kíp đã được thông qua trong 6 tháng đầu năm tài chính này, phần lớn các dự án là xây dựng đường xá và các dự án nâng cấp cũng như dịch vụ và tô nhượng đất, trong đó nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất là Trung Quốc. Trong số dự án trên, 212 dự án là các dự án đầu tư công với tổng vốn 144,2 tỷ Kíp chiếm 34% tổng số vốn đầu tư, 223 dự án còn lại với tổng vốn 390 tỷ Kíp được đầu tư bởi các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Trong đó có các dự án tiêu biểu như xây dựng đường từ Dong Bang-Nasala-Ba Bong đã hoàn thành 60%; Vangsay-Samkhe-đường 450 năm tại Nakuay đã hoàn thành 5%; Nong Teang- Ban May bắt đầu giai đoạn triển khai; đường từ Truyền hình Lào- Nong Nieng đến Huakhoua hoàn thành 75%. (KPL News – 24/7/2013)

8/ Tiêu hủy ma túy với trị giá khoảng 18 triệu USD

Ngày 27/6/2013 dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Lào ông Thongsing Thammavong và Đại diện Liên hợp quốc tại Lào, các Tổ chức quốc tê, Đại sứ quán một số nước tại Lào, Ủy ban quốc gia về Phòng chống ma túy (LCDC) và các cơ quan liên quan đã tiến hành buổi lễ tiêu hủy ma túy với số lương ước tính 2,5 tấn trị giá khoảng 18 triệu USD, số lượng ma túy và chất gây nghiện này là số lượng bị bắt và thu giữ tại Lào. Số lượng ma túy và chất ngây nghiện trên bao gồm 5,2 triệu viên amphetamine; 2.212kg cần sa khô; 307 kg methamphetamine; 18 kg heroin nén; 1,4kg bột heroin; 3,2 kg chất kích thích tương tự heroin.
Phát biểu tại buổi lễ chủ tịch LCDC cho biết hơn 1 năm qua cảnh sát phòng chống ma túy tại Lào đã xử lý hơn 1.457 trường hợp liên quan đến ma túy trên toàn quốc. Bắt giữ hơn 2.202 đối tượng, trong đó có 383 phụ nữ và 47 đối tượng người nước ngoài. Thu giữ hơn 13,2 triệu viên methamphetamine; 4,6 tấn cần sa khô; 128,8kg thuốc phiện; và 208,6 kg heroin. (Vientiane Times – 27/6/2013)

9/ Viêng Chăn trong cơn khủng hoảng nước sạch

Người dân thủ đô Viêng Chăn Lào có thể phải tiếp tục đối mặt với tình trạng thiếu nước mãn tính kéo dài sau khi công ty cung cấp nước sạch cho thành phố thừa nhận không thể giải quyết cuộc khủng hoảng ngay lập tức do thiếu vốn và năng lực sản xuất. Công ty cung cấp nước Viêng Chăn (VWSE) cho biết chỉ có thể cung cấp hai phần ba số nước cần thiết cho thành phố đã được mở rộng do gặp khó khăn do mùa khô. Đối với ý kiến của người dân đã không có đủ nước sinh hoạt, VWSE cho biết không thể tăng sản lượng để đáp ứng nhu cầu gia tăng của thành phố
Tình trạng thiếu nước thường xuyên xảy ra trong thành phố từ tháng mười một đến tháng tư, sự thiếu hụt của năm nay bắt đầu từ tháng một và tăng nghiêm trọng hơn trong bối cảnh thời tiết nóng vào tháng ba và tháng tư, ông Khampheuy Vongsakhamphouy, Giám đốc VWSE cho biết công ty cần nhiều vốn hơn để mở rộng các cơ sở xử lý nước và cung cấp đủ nước cho 850.000 cư dân thành phố.Bốn nhà máy xử lý nước thải của thành phố có tổng công suất là 180.000 mét khối (6,3 triệu khối) mỗi ngày, trong khi nhu cầu của thành phố cần hơn 300.000 mét khối (10,6 triệu khối) mỗi ngày.
Một cán bộ dấu tên của VWSE nói với RFA Lào rằng trong khi dân số thành phố không ngừng tăng lên, năng lực cung cấp nước của nhà máy vẫn giữ nguyên, lý do chính của tình trạng thiếu nước là kinh tế xã hội phát triển nhanh chóng, các dự án mở rộng việc cung cấp nước không theo kịp với sự phát triển do thiếu kinh phí. Dân số thành phố đã tăng lên nhanh chóng, theo điều tra dân số của Lào dân số thành phố dự kiến ​​sẽ tăng hơn gấp đôi đến 1,44 triệu vào năm 2030 từ 690.000 trong năm 2005. (RAF – tháng 7/2013)
Đoàn Minh
Đoàn Minh
Trưởng phòng bảo vệ
Trưởng phòng bảo vệ

Tổng số bài gửi : 177
Join date : 16/11/2013

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết